chọn mô hình cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
Lý luận cũng như thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta đều khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường các hoạt động nhằm bảo vệ hiến pháp, trong đó, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là lựa chọn và tổ chức một cơ chế bảo hiến hoàn chỉnh, đồng bộ và hiệu quả hơn. Để đạt được mục đích đó, việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nước ta cần phải quán triệt một số quan điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải phù hợp với đặc điểm
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đây là một nguyên tắc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bảo đảm sự nhất quán trong tổ chức và phân công thực hiện quyền lực nhà nước, giữ vững định hướng chính trị và bản chất của nhà nước ta; đồng thời, bảo đảm sự vận hành hiệu quả của cơ chế bảo hiến. Bên cạnh những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền nói chung, việc xây dựng cơ chế bảo hiến ở nước ta phải phù hợp với những đặc điểm riêng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời với tăng cường kỷ cương, kỷ luật; bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc gia nhập; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Theo đó, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa hoạt động bảo hiến, cơ quan được giao nhiệm vụ bảo hiến với các mặt hoạt động khác nhau của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Trong đó, mối quan hệ giữa cơ quan được giao nhiệm vụ bảo hiến với quốc hội, chính phủ, viện kiểm sát nhân dân tối cao… phải được xem xét và giải quyết thấu đáo, bảo đảm Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và có quyền giám sát tối cao đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai. kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng về hoàn
thiện cơ chế giám sát và bảo vệ Hiến pháp.
Ở nước ta, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước chính là sự thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Vì vậy, giám sát và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội chính là bảo vệ đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội. Việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng chính là góp phần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở nước ta cần cụ thể hoá chính sách của Đảng đã được thể hiện trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó, khẳng định: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp... Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Đặc biệt, khi đề cập đến
phương hướng xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp, văn kiện đại hội X còn chỉ rõ định hướng: Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đây là những định hướng quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiến, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Thứ ba, bảo đảm kế thừa và phát huy những mặt ưu việt trong cơ chế
bảo hiến hiện hành, đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những ưu điểm của các mô hình cơ quan bảo hiến chuyên trách đã có ở các nước, vận dụng phù hợp với bản chất và thực tiễn tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta.
Việc hoàn thiện cơ chế bảo hiến phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát triển những ưu điểm của cơ chế bảo hiện hiện hành, trong đó hoạt động giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật được thực hiện ngay từ trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thảo luận, thông qua dự thảo văn bản đó cần phải được duy trì và thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài phải có chọn lọc để tìm ra cách thức, biện pháp bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra và phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta. Chúng ta hướng tới việc tăng cường hoạt động bảo hiến nhưng phải cố gắng không để xảy ra hoặc hạn chế việc xảy ra tranh chấp kiện tụng, xử lý văn bản và hành vi vi hiến.
bảo hiến ở nước ta phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hoạt động giám sát bên trong (hay hoạt động tự giám sát của Quốc hội) với hoạt động giám sát bên ngoài. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hiến, cần gắn việc tăng cường hoạt động bảo hiến với công cuộc đổi mới toàn diện bộ máy nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật, coi đó là một trong những nội dung cơ bản góp phần bảo đảm sự thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Những phương hướng, giải pháp tăng cường hoạt động bảo hiến phải đạt được ba mục đích cơ bản là:
- Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành ra đều không vi hiến;
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là đối với những cơ quan do Quốc hội thành lập ra là không vi hiến;
- Các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp phải được bảo đảm không bị vi phạm; nếu bị vi phạm thì phải bị xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm và có hiệu quả.
Sự nhận thức thống nhất về vấn đề cũng như những nguyên tắc quan trọng nhằm giải quyết vấn đề sẽ là cơ sở chắc chắn để bảo đảm tính nhất quán cũng như tính khả thi của những phương hướng và giải pháp cụ thể được đề xuất.