1.2. Những vấn đề chung về giải quyết khiếu nại trong giải phóng
1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng là hệ thống các quan điểm, tử tưởng, phương hướng chỉ đạo xuyên suốt định hướng cho hoạt động giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng của các cơ quan, người có thẩm quyền. Theo quy định của luật Khiếu nại 2011 và Thông tư số 07/2013/TT - TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về quy trình giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ các nguyên tắc giải quyết khiếu nại bao gồm:
1.2.2.1. Việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
Điều 8, Hiến pháp 2013 quy định: "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ"[37]. Giải quyết khiếu nại là một hoạt động của cơ quan Nhà nước, vì vậy phải thực hiện theo nguyên tắc này. Nguyên tắc này yêu cầu:
thẩm quyền và mọi cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
Việc giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng phải được giải quyết đúng thẩm quyền, chỉ có các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyền giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng. Đồng thời, các Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại khi khiếu nại về GPMB thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, không được từ chối hoặc đùn đẩy cho cơ quan khác không được lạm quyền, lộng quyền cũng như thoái thác nhiệm vụ.
Việc giải quyết khiếu nại phải đúng trình tự, thủ tục, thời hạn pháp luật quy định. Các nội dung của khiếu nại phải được kết luận trên cơ sở quy định của pháp luật, không được dựa vào các quy định khác để giải quyết.
Để nội dung của pháp luật được tôn trọng và thực hiện triệt để. Quá trình thực hiện pháp luật phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn, phát hiện vi phạm pháp luật. Phải nhanh chóng, kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật giải quyết khiếu nại về GPMB nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.
1.2.2.2. Nguyên tắc chính xác, khách quan, kịp thời
Giải quyết khiếu nại là hoạt động kiểm tra xác minh làm rõ những kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên cơ sở quy định của pháp luật để có kết luận đúng, đảm bảo cho chính sách, pháp luật, kế hoạch được tôn trọng thực hiện và lợi ích của Nhà nước lợi ích của các cá nhân, tổ chức. Mỗi kết luận trong giải quyết khiếu nại đều rất quan trọng bởi nó phải làm rõ tính đúng sai, tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức và tiến độ giải quyết các công việc của Nhà nước. Vì vậy, tính chính xác phải được coi là một nguyên tắc của hoạt động giải quyết khiếu nại. Bản thân nguyên tắc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong giải quyết khiếu nại đã tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo cho nguyên tắc chính xác. Điều này có nghĩa là hoạt động giải
quyết khiếu nại phải được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ những căn cứ rõ ràng đã được quy định trong pháp luật. Các kết luận đưa ra trong quá trình giải quyết khiếu nại phải có minh chứng cụ thể, chính xác.
Nguyên tắc khách quan trong giải quyết khiếu nại GPMB đòi hỏi, mọi công việc tiến hành trong hoạt động này phải xuất phát từ thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng. Mọi quyết định, kết luận trong hoạt động giải quyết khiếu nại đều phải xuất phát từ thực tiễn khách quan đó chứ không phải là kết quả của việc suy diễn chủ quan hay mang tính áp đặt. Muốn khách quan trong hoạt động giải quyết khiếu nại, Người giải quyết phải có trình độ hiểu biết về chính trị, pháp luật, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ để có thể độc lập, khách quan trong suy nghĩ và hành động của mình. Mọi tình tiết liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại phải được xác minh làm rõ, có căn cứ. Không được chỉ dựa vào khiếu nại và thông tin chưa được kiểm tra xác minh để giải quyết. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải công tâm, không giải quyết theo ý chí chủ quan, không được định kiến và chịu sự chi phối của bất cứ yếu tố nào ngoài sự thật khách quan của công tác giải phóng mặt bằng. Chỉ có như vậy mới có thể giải quyết thỏa đáng khiếu nại trong GPMB của cá nhân, tổ chức.
Việc giải quyết khiếu nại tác động đến việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, đồng thời tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân, vì vậy đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Nếu không giải quyết kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhân dân, lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và có thể dẫn đến mất an ninh trật tự.
1.2.2.3. Nguyên tắc công khai, dân chủ
Công khai, dân chủ là bản chất chế độ xã hội của chúng ta và nó cũng đã trở thành một nguyên tắc trong hoạt động giải quyết khiếu nại. Các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại đều thể hiện rõ nét những nội dung của nguyên tắc công khai, dân chủ. Để đảm bảo nguyên tắc này, đòi hỏi:
- Trong hoạt quá trình giải quyết khiếu nại GPMB, mọi hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền phải được công bố cho người khiếu nại, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận được các quyết định của nhà nước một cách thuận lợi; tạo điều kiện để người khiếu nại tiếp cận thông tin liên quan đến dự án, đến công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư.
- Nội dung các công việc của hoạt động giải quyết khiếu nại phải được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan biết;
- Các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra trong hoạt động thanh tra được thông báo công khai cho các đối tượng có liên quan biết.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết cần tổ chức đối thoại với người dân để mọi người được phát biểu ý kiến, trực tiếp nêu quan điểm của mình liên quan đến quá trình GPMB và những tác động ảnh hưởng của hoạt động đó đến quyền lợi ích của họ.
- Cơ quan giải quyết khiếu nại phải có trách nhiệm thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động giải quyết khiếu nại, đảm bảo phát huy mạnh mẽ tính dân chủ của hoạt động này;
Như vậy, nguyên tắc công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo cho người dân có thể biết và hiểu về cơ quan, người có thẩm quyền đã làm gì và giải quyết như thế nào đối với khiếu nại của người dân trong khuôn khổ phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật.