Nội dung giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)

1.2. Những vấn đề chung về giải quyết khiếu nại trong giải phóng

1.2.6. Nội dung giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng cấp huyện

Trên cơ sở quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại trong GPMB hiện nay, các khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường GPMB được cấp huyện giải quyết như sau:

- Giải quyết khiếu nại về tính pháp lý của dự án cần giải phóng mặt bằng: Đối với khiếu nại về tính pháp lý của dự án, để giải quyết khiếu nại, cơ quan chuyên môn cần căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất đầu tư dự án để xác định tích chất của dự án có thuộc các trường hợp được phép thu hồi đất hay không và quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt. Trường hợp dự án cần giải phóng mặt bằng khi thửa đất dự án dự định triển khai đang có người sử dụng. Khi đó sẽ liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Như vậy giải quyết khiếu nại với nội dung này chủ yếu căn cứ vào Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất, các quyết định liên quan đến dự án triển khai.

- Giải quyết khiếu nại về quy chủ thửa đất, tài sản trên đất: Đối với khiếu nại về quy chủ thửa đất, các cơ quan chuyên môn cần căn cứ vào bản đổ địa chính qua các thời ký, số liệu quản lý đất đai và hồ sơ pháp lý của các cá

chuyển nhượng tự do không qua cơ quan công chứng, hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được công nhận giao dịch để thay đổi chủ sử dụng đất. Nhưng thực tế lại không đúng như vậy, dẫn đến những người đang chiếm hữu, sử dụng đất đai sẽ khiếu nại đối với danh sách quy chủ.

- Giải quyết khiếu nại về phân định căn hộ hoặc đất tái định cư: Vấn đề này người khiếu nại thường khiếu nại do không được cấp căn hộ, đất tái định cư, khiếu nại về diện tích tái định cư. Để giải quyết khiếu nại này cần cứ vào Luật đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ - CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, kết quả kiểm tra của Công an cấp xã đối với việc xác nhận chỗ ở hiện tại và nhân, hộ khẩu tại thời điểm giải phóng mặt bằng để giải quyết.

- Giải quyết khiếu nại kết quả đo đạc, điều tra, kiểm đếm: Khiếu nại này thường liên quan trực tiếp đến hành vi đo đạc, kiểm đếm của Tổ công tác giải phóng mặt bằng: Trong quá trình đo đạc, điều tra kiểm đếm để phục vụ công tác bồi thường, có nhiều cá nhân, tổ chức không đồng tình cách thức, tiêu chí xác định, xác định loại tài sản nên họ cho rằng kết quả kiểm đếm là không chính xác và khiếu nại để yêu cầu làm lại, điều chỉ số lượng, loại tài sản. Việc này Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án có thể giao Tổ công tác giải phóng mặt bằng phải tiến hành điều tra, kiểm đếm lại một các khách quan. Đồng thời, cơ quan giải quyết khiếu nại phải trực tiếp xuống tận hiện trường để kiểm tra, thanh tra lại việc khiếu nại của công dân trong trường hợp hiện trường chưa thay đổi.

- Giải quyết khiếu nại về nguồn gốc đất, diện tích đất (quyết định thu hồi đất): Do việc xác định nguồn gốc đất và diện tích đất của từng cá nhân, tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền dựa vào hồ sơ đất, trong khi đó người bị thu hồi đất thường cho rằng diện tích đất họ đang sử dụng thực tế phải được thể hiện trong quyết định thu hồi đất và trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vì họ đã ở nhiều năm không có tranh chấp. Vì vậy, những cá

nhân, tổ chức cho rằng việc xác định nguồn gốc đất và diện tích đất, quá trình sử dụng đất của chính quyền là không đúng, gây thiệt hại cho họ, họ sẽ khiếu nại yêu cầu xem xét lại. Điều 166, Luật đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất có quyền: "Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất"[38]. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ hợp pháp nhất để xác định nguồn gốc đất làm cơ sở cho việc bồi thường khi thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều trường hợp người bị thu hồi đất lại chưa có GCNQSDĐ dẫn đến khó khăn về xác định nguồn gốc đất đai. Vì vậy, hồ sơ ban đầu về đất đai, tài sản để xác định quyền sử dụng đất đối với từng loại đất cụ thể và tính hợp pháp của tài sản còn có thể dựa vào cá loại giấy tờ như:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

theo quy định của Chính phủ. "Việc giải quyết khiếu nại về nguồn gốc đất cần căn cứ vào quy định tai các văn bản: Luật Đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai; Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác trên đất; Nghị định 01/2017/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Luật đất đai; Thông tư 33/2017/TT- BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ - CP.

- Giải quyết khiếu nại về giá bồi thường, hỗ trợ (quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư): Đây là loại khiếu nại phổ biến trong GPMB. Do giá đất quy định để bồi thường hỗ trợ luôn thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường và luôn ở trạng thái tĩnh thấp, trong khi đó giá đất thị trường thường biến động và luôn cao hơn khung giá quy định. Chính từ vấn đề này dẫn đến các nhân, tổ chức thấy bị thiệt thòi, họ cho rằng việc bồi thường như vậy là không thỏa đáng và yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá bồi thường, mức hỗ trợ. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về giá xây dựng công trình, giá bồi thời về công trình, tài sản trên đất. Họ cho rằng, tài sản, cây cối hoa màu được bồi thường giá quá thấp so với giá thực tế nên họ có quyền khiếu nại và đề nghị hỗ trợ thêm.

- Giải quyết khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất: Thông thường, loại khiếu nại này xét về bản chất là xuất phát từ việc người bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến những phản ứng như không hợp tác với Tổ công tác điều tra kiểm đếm, xác định diện tích đất bị thu hồi và tài sản có trên đất, không nhận tiền bồi thường hỗ trợ và không bàn giao mặt bằng; Do đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện. Vì vậy, song song với khiếu nại về giá bồi thường và khiếu nại quyết định thu hồi đất, người bị thu hồi đất cũng thường khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất vì họ cho rằng cơ quan

thực hiện cưỡng chế thu hồi đất không thực hiện đúng trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Để giải quyết khiếu nại về nội dung này, cần căn cứ vào hồ sơ ban hành quyết định cưỡng chế bao gồm biên bản vận động thuyết phục; Báo cáo công tác vận động thuyết phục; Văn bản đề nghị ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất; Văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh. Khi giải quyết vấn đề này cần chú ý đến hành vi chống đối của chủ thể bị cưỡng chế, bởi vì đó là cơ sở ra quyết định cưỡng chế.

- Giải quyết khiếu nại về trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng: Việc khiếu nại về trình tự, thủ tục thực hiện thu hồi đất chủ yếu là do người dân bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà cơ quan nhà nước phê duyệt đối với gia đình họ. Do đó, họ cho rằng các cơ quan nhà nước trong khi tiến hành các bước để GPMB đã không thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định như không công khai quyết định thu hồi đất, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thực hiện việc kiểm đếm tài sản, hoa màu không chính xác, người dân không được tham gia điều tra hiện trạng, kiểm đếm tài sản, cơ quan thực hiện GPMB không thực hiện đúng trình tự về thời gian. Trên thực tế, các cơ quan GPMB thường cũng không đảm bảo đúng các quy định về trình tự, thủ tục và thời gian tiến hành các bước để thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, chi trả tiền đền bù và bố trí đất tái định cư cho các hộ dân dẫn đến khiếu nại của người có đất bị thu hồi.

- Các khiếu nại khác: Ngoài các khiếu nại cơ bản trên, các quyết định hành chính, hành vi hành chính còn lại đều có thể bị khiếu nại, kể cả những hành vi cụ thể như tổ chức bố thăm, công khai dự án, công khai phương án bồi thường, việc lập danh sách hỗ trợ tái định cư… Để giải quyết các khiếu nài này, cần dựa vào biên bản hoạt động của Ban BTGPMB để xác định quá trình thực hiện, trên cơ sở đó đối chiếu với nội dung khiếu nại để kết luận giải quyết.

Kết luận Chƣơng 1

Giải phóng mặt bằng là một tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và phát triển mở rộng, chỉnh trang đô thị để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư, hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phục vụ đời sống Nhân dân. Do khi giải phóng mặt bằng sẽ tác động, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các chủ thể đang khai thác sử dụng thửa đất đó, cho nên họ sẽ có những phản ứng nhất định để bảo đảm lợi ích của mình. Một trong những phản ứng đó là khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền khi tiến hành giải phóng mặt bằng thửa đất mà họ đang quản lý, sử dụng.

Trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước là phải giải quyết khiếu nại của công dân trên cơ sở của pháp luật, đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch. Trong giai đoạn hiện nay, với một nước đang phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh dẫn đến tình hình khiếu nại trong GPMB ở nước ta có chiều hướng gia tăng và mang tính chất phức tạp, xung đột cao. Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu hồi đất, đền bù GPMB và giải quyết khiếu nại trong GPMB. Vì vậy, việc sử dụng hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô, đặc biệt là công cụ pháp luật là điều cần thiết nhằm giải quyết tốt các khiếu nại liên quan đến GPMB hiện nay.

Nội dung nghiên cứu chính trong Chương 1 là hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong GPMB. Đây là cơ sở lý luận để giải quyết các nội dung đề cập tại Chương 2 và Chương 3 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình khiếu nại trong giải phóng mặt bằng ở quận Bắc Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)