Các biện pháp liên quan tới các lĩnh vực cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 28 - 30)

Trong việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước đang phát triển cần có biện pháp ưu tiên cho các lĩnh vực được quan tâm đặc biệt về sức khỏe của người tiêu dùng như thức ăn, nước và thuốc chữa bệnh. Phê duyệt hoặc duy trì các chính sách về kiểm tra chất lượng sản phẩm, về các phương tiện phân phối an tồn và thích hợp, tiêu chuẩn hóa việc ghi nhãn quốc tế và thơng tin, cũng như các chương trình giáo dục nghiên cứu ở các nước này. Đối với các lĩnh vực cụ thể, Bản hướng dẫn cũng yêu cầu các nước cần quy định theo khuôn khổ chung trên một số phương diện cụ thể như:

Về thực phẩm

Khi xây dựng các chính sách và kế hoạch nhà nước về thực phẩm, các nước cần xem xét nhu cầu của tất cả những người tiêu dùng đối với sự an toàn

thực phẩm, cần ủng hộ và nếu có thể, chấp nhận các tiêu chuẩn của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức y tế thế giới của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Codex Limentarius của WHO hoặc khi khơng có những tiêu chuẩn này thì cơng nhận các tiêu chuẩn về thực phẩm quốc tế đã được công nhận rộng rãi khác và cần đẩy mạnh các chính sách và hoạt động nông nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nước, ghi nhận kiến thức truyền thống.

Về nước

Trong khuôn khổ đề ra cho chương trình cấp nước quốc tế và Thập kỷ vệ sinh, các nước cần xây dựng, duy trì và củng cố các chính sách nhà nước để cải tiến việc cung cấp, phân phối, và chất lượng nước uống; quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn những mức độ chất lượng và công nghệ phù hợp, đến nhu cầu cho các chương trình giáo dục và tầm quan trọng của việc tham gia của cộng đồng và đặt ưu tiên cao cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình liên quan tới việc sử dụng nước, ghi nhận tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của nước nói chung và thực tế hạn chế nguồn nước nói riêng.

Về dược phẩm

Việc phát triển hoặc duy trì các tiêu chuẩn hợp lý, những quy định và các hệ thống điều hành phù hợp để đảm bảo chất lượng và việc sử dụng dược phẩm một cách hợp lý thơng qua các chính sách thống nhất của nhà nước về dược phẩm cũng là cần thiết đối với các nước. Những tiêu chuẩn và quy định đó cần đề cập đến việc cung ứng phân phối, sản xuất cấp chứng nhận các hệ thống đăng ký, và việc cung cấp những thông tin tin cậy về dược phẩm. Trong khi thực hiện, các nước cần chú ý đặc biệt đến công việc và những kiến nghị của Tổ chức y tế thế giới về dược phẩm. Đối với những sản phẩm phù hợp, nên khuyến khích việc sử dụng bản kế hoạch cấp chứng chỉ về chất lượng của

các loại dược phẩm đang lưu hành trên thương trường quốc tế và các hệ thống thông tin quốc tế khác của Tổ chức y tế thế giới về dược phẩm. Nếu được, cũng cần phải thực hiện những biện pháp đẩy mạnh việc sử dụng những tên gọi quốc tế không độc quyền cho các loại dược phẩm (INNs) do Tổ chức y tế thế giới vạch ra.

Ngồi những lĩnh vực ưu tiên nói ở trên, các nước cũng cần phê chuẩn những biện pháp phù hợp đối với lĩnh vực khác, như thuốc trừ sâu và hóa chất, và nếu được, quy định cả việc sử dụng, sản xuất, và lưu kho của các loại thuốc trên. Để thể hiện sự quan tâm thích đáng đến các thơng tin về sức khỏe và môi trường, các chính phủ có thể u cầu người sản xuất phải cung cấp thơng tin, kể cả việc ghi lại thơng tin đó trên nhãn sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)