tiêu dùng của Việt Nam hiện nay
Hiện nay, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đang được nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh những gì đã làm được, việc bảo vệ quyền và lợi ích người tiêu dùng cịn rất nhiều thiếu sót cần phải khắc phục. Trong tương lai để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng một cách tốt hơn thì cần có nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không những cần quán triệt theo phương hướng như trên mà cịn cần có các giải pháp đồng bộ, nhất quán cả trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi nghiêm túc và có sự
tham gia tích cực của khơng chỉ người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong luận văn này, tác giả xin đề cập đến một số kiến nghị về mặt lập pháp cũng như về mặt xã hội nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay.
Một là, về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa thực sự thể hiện được là tổ chức hoạt động tự nguyện của bản thân người tiêu dùng. Điều này ví như một người đứng ra bảo vệ lợi ích của một người khác, thì tự nhiên, tâm lý làm hộ, làm thuê khiến người ta không bao giờ nhập tâm, hoá thân trọn vẹn vào vai trị người bảo vệ.
Kinh phí hoạt động của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng theo quy định hiện nay cũng là vấn đề nên được xem xét. Ở Singapore có 4,5 triệu dân, Chính phủ cấp cho mỗi người 1 USD/năm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mình. Như vậy, Hiệp hội người tiêu dùng có tới 4,5 triệu USD để hoạt động. Còn ở Việt Nam tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cịn thiếu nguồn kinh phí cho hoạt động của hội, nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí khi tổ chức này thực thi các hoạt động công vụ mà nhà nước giao. Thiếu kinh phí hoạt động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động không hiệu quả của các hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, theo tác giả để giúp cho hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả, nhà nước hàng năm nên dành một phần ngân sách để hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức này. Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ này không được ràng buộc các quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nên rút ngắn việc quy định về thời
gian hoạt động và phạm vi hoạt động của tổ chức tham gia bảo vệ người tiêu dùng khi muốn tự mình tham gia khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích cơng cộng và thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hai là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của các cơ
quan thực thi pháp luật. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng hiện nay là tình trạng yếu kém của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, cần phải hoàn thiện và nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan này.
Đầu tiên, cần phải tăng cường năng lực cho các cơ quan hành chính như Cục quản lý cạnh tranh, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục quản lý thị trường về các điều kiện như trình độ quản lý, ngân sách hoạt động, thẩm quyền... để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, vấn đề thẩm quyền của các cơ quan nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng còn chồng chéo, mâu thuẫn dễ dẫn đến hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Vì vậy, pháp luật cần phải phân định một cách minh bạch thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước để mỗi cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Vai trò của tòa án là rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Tòa án khi xét xử các vụ việc liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng có quyền áp dụng các chế tài nghiêm khắc, có tính răn đe cao; các phán quyết của tịa có hiệu lực thi hành cao và bảo vệ triệt để quyền lợi người tiêu dùng. Do vậy, cần phải nâng cao năng lực cho hệ thống tịa án nhân dân, hồn thiện cơ chế pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tại tòa án.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ người tiêu dùng cần phối hợp đồng bộ với nhau và với các cơ quan có thẩm quyền khác thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các
tổ chức cá nhân kinh doanh, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, nhất là các hành vi vi phạm an toàn chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, hiện nay, hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng, nhất là hàng hóa từ Trung Quốc đang tràn ngập tại thị trường Việt Nam, gây nguy hại về tính mạng, sức khỏe, môi trường cho người tiêu dùng Việt Nam nhưng vấn đề quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu vẫn cịn bị bỏ ngỏ. Thiết nghĩ, các cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa như Cục quản lý thị trường, Cục hải quan cần phải tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng các loại hàng hóa nhập khẩu.
Các cơ quan chức năng thường xuyên họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí, cơng bố rộng rãi và nhanh chóng các thơng tin vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, về chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng bưng bít thơng tin như vụ nước tương có chứa 3- MCPD vượt tiêu chuẩn hàm lượng cho phép. Việc công khai và minh bạch thông tin sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng đồng thời tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất[32].
Ba là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh. Nhà sản xuất, kinh doanh có vai trị quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, quan tâm đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng cũng như an tồn cho mơi trường ln tạo được uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp làm ăn bất chính, chỉ biết chạy theo mục đích lợi nhuận sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Để thực hiện được việc đó trước hết, cần phải hoàn thiện khung pháp lý về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Chỉ khi nào pháp luật hồn thiện và nghiêm minh thì nhà sản xuất, kinh doanh mới ý thức được tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng.
Nhà sản xuất phải ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng bằng các biện pháp như đầu tư khoa học công nghệ hiện đại, cải tiến kỹ thuật nhằm giảm thiểu các loại rủi ro, khuyết tật của sản phẩm. Đây là biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà sản xuất, vừa góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện chế độ hậu mãi, bảo hành sản phẩm là những biện pháp hiệu quả để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp.
Nhà sản xuất phải tiến hành các biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời khi xảy ra các rủi ro cho người tiêu dùng, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây nên. Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được thực hiện một cách tự nguyện, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhà sản xuất có thể tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm để giảm thiểu gánh nặng chi phí bồi thường thiệt hại.
Bốn là, nâng cao ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng. Trước thực
trạng bảo vệ người tiêu dùng còn nhiều hạn chế và bất cập như hiện nay, mỗi người tiêu dùng cần phải có ý thức tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm quyền lợi của mình. Để làm được điều này, cần phải thực hiện một số biện pháp như sau:
i) Tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ người tiêu dùng một các rộng rãi và có hiệu quả để người tiêu dùng biết và thực hiện các quyền của mình, đặc biệt là quyền khiếu nại, khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi người tiêu dùng ý thức được các quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ khắc phục được tình trạng “ngậm bồ hịn làm ngọt”, quyền lợi bị vi phạm
mà ngại khơng tự bảo vệ chính mình[32].
ii) Thực hiện phổ biến, giáo dục các kiến thức tiêu dùng; cung cấp, hướng dẫn thông tin về tiêu dùng an toàn để mỗi người tiêu dùng trở thành “người tiêu dùng thông minh” trong việc lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa an toàn chất lượng.
iii) Phải đảm bảo quyền được tự do thành lập hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng do chính người tiêu dùng tự nguyện thành lập và hoạt động vì chính mục đích của người tiêu dùng.
Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như thực thi có hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Những kiến nghị này mới chỉ là dừng lại ở việc nghiên cứu về mặt lý luận. Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả địi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, bản thân trách nhiệm của cả người tiêu dùng và nhà sản xuất.
KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng là vấn đề quan trọng được quan tâm điều chỉnh ở các nước trên thế giới, nhiều biện pháp pháp luật, kinh tế xã hội được thực thi để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp người tiêu dùng. Hầu hết các nước trên thế giới đều đã có những quy định pháp luật rất chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại thời điểm này, trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được coi là vấn đền ưu tiên trong chính sách, pháp luật và thực tiễn của Việt Nam. Người tiêu dùng ở nước ta đang ngày càng được biết đến nhiều hơn các quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh của phong trào bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới và ở các quốc gia khác thì hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự rộng rãi và hiệu quả. Việt Nam cần đưa ra những biện pháp tích cực để thúc đẩy nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng của tồn xã hội. Nhìn lại những việc đã làm được, dường như hoạt động bảo vệ người tiêu dùng còn rất hạn chế bởi lẽ hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ta tuy đã có những chuyển biến nhưng vẫn cịn nhiều bất cập và lợi ích của người tiêu dùng chưa được quan tâm một cách đúng mức, nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng hố dịch vụ cịn thờ ơ với quyền và lợi ích của người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ để hoạt động của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn hạn chế. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng cịn rất phổ biến và chưa được xử lí nghiêm minh, thiệt hại lớn nhất vẫn là người tiêu dùng phải gánh chịu. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải hồn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nhất là vấn đề trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, để có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách thiết thực nhất, hạn chế được những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người tiêu dùng, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng hoá dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường
vai trị của người tiêu dùng vơ cùng quan trọng, vì vậy muốn thúc đẩy sản xuất phát triển hơn nữa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, thì cần bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng một cách hiệu quả và tốt nhất.