Một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiện cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86 - 89)

quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu nội dung quy định của pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng ở trên, ta có thể rút ra một số nhận xét để dựa vào đó hồn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam như sau:

Một là, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được hình thành và phát

triển ở hầu hết các nước. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia có tính tiên phong trong việc hồn thiện quy định này theo hướng cho phép quy kết trách nhiệm đối với nhà sản xuất ngay cả khi nhà sản xuất khơng có lỗi trong việc gây ra khuyết tật của sản phẩm. Việc quy định như thế đã nhanh chóng tạo cảm hứng

cho các nhà lập pháp, người tiêu dùng, các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lỗ lực của luật hóa các quy định này đối với nhà sản xuất không hề đơn giản. Ở Châu Âu cũng phải mất khá nhiều thời gian, các quốc gia thành viên Cộng đồng Châu Âu mới đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết áp dụng quy tắc này trong thực tiễn pháp lý của mình. Sự kiện đánh dấu là vào năm 1985, Cộng đồng Châu Âu đã ban hành được Chỉ thị 85/374/EEC và năm 1999 là Chỉ thị 1999/34/EC.

Hai là, nhìn chung các quốc gia xây dựng các quy định pháp luật về

bảo vệ người tiêu dùng không chỉ trong một đạo luật riêng về bảo vệ người tiêu dùng mà còn ở Luật về trách nhiệm sản phẩm và các văn bản pháp luật khác về như: vệ sinh an tồn sản phẩm, mơi trường….

Ba là, sự lựa chọn của các quốc gia và khu vực trong quá trình xây

dựng và phát triển luôn chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, địa lý hoặc các truyền thống pháp luật khác trên thế giới, thể hiện:

- Sự chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, địa lý: Pháp luật một mặt, luôn gắn liền với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội; mặt khác ln phải đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bởi vậy, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng khơng nằm ngồi quy luật đó. Có thể dẫn chứng ra một số trường hợp như: Luật bảo vệ người tiêu dùng của Indonesia được ban hành sau 20 năm tranh luận, như một phần của gói cải cách kinh tế trong thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế. Các Chỉ thị của EU về trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành xuất phát từ nhu cầu hài hịa hóa các quy định của các thành viên Liên minh này; ….

- Ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật khác. Có thể thấy pháp luật về trách nhiệm sản phẩm – công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ đã ảnh hưởng sâu sắc và lan rộng ra các khu vực và quốc gia khác trên thế giới. Quy định này được hình thành và phổ biến trước tiên ở Hoa Kỳ sau dó

được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia công nghiệp phát triển khác như các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản. Hiện nay, quy định này cũng được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có các quốc gia thuộc khổi ASEAN như: Indonesia, Malaysia và Philipines. Mô hình xây dựng các quy định này dựa trên một giả định về thực tế là người tiêu dùng ln ở vị trí yếu thế so với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm trong việc phòng ngừa, khắc phục, gánh chịu những rủi ro phát sinh từ quá trình tiêu dùng sản phẩm khi những rủi ro đó có nguyên nhân trực tiếp từ tình trạng khuyết tật trong sản phẩm được tiêu dùng.

Bốn là, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số quốc gia Châu

Á tuy còn non trẻ nhưng cũng đạt được những thành công nhất định. Các quốc gia trong khu vực này đã có sự cố gắng lớn trong việc quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến quy định này. Hơn nữa, có những quốc gia như Philipines và Indonesia áp dụng quy định trách nhiệm không chỉ đối với sản phẩm là hàng hóa mà cịn cả đối với sản phẩm là dịch vụ hay như Thái Lan quy định thiệt hại được mở rộng đến cả thiệt hại về tinh thần. Trong xu hướng chung, việc xây dựng và hoàn thiện quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong tương lai theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng và chi tiết là điều hết sức cần thiết. Đây là điều có lẽ, các quốc gia Châu Á đã xác định được và đã đi theo hướng này[30].

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)