Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như đã phân tích ở trên là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Để cho người tiêu dùng yên tâm khi tham gia mua hàng hóa của nhà sản xuất và sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp thì vấn đề là ở chỗ cần hồn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Muốn thực hiện được điều đó thì cần xác định phương hướng để đưa ra các kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trước hết, phải nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phải coi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế; hơn nữa, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cần thiết trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, chúng ta có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng và hồn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hồn thiện cơ sở pháp lý khơng phải chỉ là hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn bao gồm cả pháp luật dân sự; hình sự; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật tố tụng dân sự…Tức là việc hồn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật.
Không những thế, các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải khắc phục được những bất cập, hạn chế còn tồn tại đã được đề cập như trên. Đó là, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương
thích với các cơng ước quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng 1987 và Công ước 02 tháng 10 năm 1973 về Luật áp dụng cho các sản phẩm trách nhiệm pháp lý. Bởi vì, đây là những quy định xương sống của hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng quốc tế. Hơn nữa, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể tham gia và các chủ thể có liên quan khác chứ khơng được gây phiền hà cho họ.
Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cũng như đưa ra cơ chế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp với nhau trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cần có sự tham gia của toàn xã hội, người tiêu dùng trong hoạt động này là một chủ thể rất rộng, có thể là bất kỳ ai khi tham gia sử dụng hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi nhà sản xuất. Do đó, để hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu quả thì cần có sự hợp sức của các cá nhân liên quan để khơng chỉ bảo vệ sức khỏe, tình mạng, tài sản của người tiêu dùng mà còn hạn chế hành vi vi phạm.