tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng.
Quốc tế người tiêu dùng là một tổ chức độc lập, khơng vì lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa vào sự đóng góp của các tổ chức thành viên, sự ủng hộ của các tổ chức, các chính phủ và các tổ chức đa phương. Trụ sở chính của Quốc tế người tiêu dùng đặt ở Ln đơn (Anh). Các văn phịng khu vực được đặt tại CualaLampo, Malaixia (văn phòng CI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – CI-ROAP), ỏ Santiago, Chile (văn phong CI khu vực Latinh – CI- ROLAC) và ở Harare (văn phòng CI khu vực Châu Phi – CI-ROAF) [4].
1.2.2. Những lĩnh vực hoạt động chủ yểu của Tổ chức quốc tế ngƣời tiêu dùng tiêu dùng
Trong việc bảo vệ ngưởi tiêu dùng, ngoài việc đưa vấn đề người tiêu dùng thành một hoạt động có tầm cỡ quốc tế, tổ chức cịn đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực đó là:
Cơng tác tiêu chuẩn hóa
Quốc tế người tiêu dùng rất quan tâm đến cơng tác tiêu chuẩn hóa, coi đây là một biện pháp tích cực để bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban tư vấn về chính sách đối với người tiêu dùng bên cạnh Tổ chức Tiêu chuấn hóa quốc tế (ISO) COPOLCO đã hoạt động trong nhiếu năm, góp phần đưa lợi ích người tiều dùng vào các chính sách tiêu chuẩn hóa của ISO, tham gia các cuộc họp về tiêu chuẩn. Trong 20 năm, CI đã có ảnh hưởng chủ yếu trong các tiêu chuẩn về an tồn cho xe ơ tơ cho thấy các nhà chế tạo ơ tơ đã có nhiều cải tiến làm cho ơ tơ được an tồn hơn. Quốc tế người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng trong nhiều ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức Tiêu chuấn hóa quốc tế ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm (CODEX)…
Chính sách về lương thực, thực phẩm
CI đã hoạt động tích cực cho việc dán nhãn sản phẩm lương thực, thực phẩm nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ và trung thực cho người tiêu dùng. Nhiều nhà sản xuất đã phải ghi nhãn cho các sản phẩm chuyển gien để người tiêu dùng có thơng tin trong việc lựa chọn. Đây là kết quả đấu tranh của CI và các tổ chức người tiêu dùng quốc gia nhằm thúc đẩy các chính phủ quy định chặt chẽ hơn việc ghi nhãn để thông tin cho người tiêu dùng.
CI cũng thành công trong việc không cho phép quy định mức độ dư lượng tối đa của một số chất độc, gây ô nhiễm thực phẩm như dư lượng thuốc trừ dịch hại, thuốc thú y được phép có trong thực phẩm vì điều này sẽ gây nên những tác hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng. CI đã cố gắng đề nghị các Ủy ban Codex quốc gia phải có đại diện của người tiêu dùng. Đại diện của người tiêu dùng ngày nay được coi như một khâu thiết yêu không thể thiếu trong việc soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm.
Đề nghị Liên hợp quốc ban hành một danh mục các sản phẩm bị cấm. Từ đầu những năm 1980, Quốc tế người tiêu dùng đã thành công trong việc thuyết phục Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập một danh mục các sản phẩm bị cấm, các sản phẩm bị hạn chế nghiêm ngặt hoặc thu hồi khỏi thị trường. Thời kỳ này, việc tìm ra những sản phẩm như thuốc trừ dịch hại, thuốc chữa bệnh và các sản phẩm tiêu dùng nào là có hại và phải loại ra khỏi thị trưởng ở các nước phát triển là một việc hết sức khó khăn. Những tập đồn xuyên quốc gia đấy thế lực thực tế đã đưa hàng hóa độc hại, thừa ế vào thị trưởng các nước đang phát triển. Các tổ chức người tiêu dùng ở các nước Hàn Quốc, Eecuado, Braxin, Meehico… đã dùng bản danh mục sản phẩm bị cấm của Liên hợp quốc để loại bảo các sản phẩm độc hại khỏi thị trường nước họ. Nhiều nước đã dùng bản danh mục này để tạo ra một hệ thống khống chế và kiểm soát các sản phẩm độc hại ở nước mình. Đây là kết quả tích cực trong
nhiều năm đấu tranh của Quốc tế người tiêu dùng.
Xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu
Dùng Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên hợp quốc làm điểm xuất phát, Quốc tế người tiêu dùng đã phát triển một bản luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu cho khu vực Mỹ Latinh, Nam Thái Bình Dương và Châu Phi. Bản luật mẫu này đã được dùng làm cơ sở cho những luật bảo vệ người tiêu dùng ở nhiếu nước, do các hội bảo vệ người tiêu dùng các nước và các Văn phòng khu vực của Quốc tế người tiêu dùng để xướng và cổ vũ. Gần đây, nhiều nước ở Châu Phi và Mỹ Latinh đã đưa luật mẫu về bảo vệ người tiêu dùng ra thảo luận.
Thông tin và giáo dục người tiêu dùng
CI đã rất thành cơng trong việc thuyết phục các chính phủ đưa chương trình giáo dục người tiêu dùng vào các trường học. Nhiều giáo viên trên toàn thế giới đã được tập huấn về giáo dục ngời tiêu dùng qua các chương trình của CI. Trong những năm 1990, những chương trình giáo dục người tiêu dùng đầy đủ đã được triển khai ở khu vực Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương.
Một trong những cố gắng có ý nghĩa của CI trong năm 2001 là đã đưa được chương trình tư vấn và thơng tin lên mạng Internet. Hầu như tất cả các tổ chức thành viên đã tiếp cận Internet, một phần do sự giúp đỡ tài chính và huấn luyện của các chương trình của CI, cho phép CI thiết lập được mạng lưới và xuất bản điện tử. Tất cả các bản tin của các văn phòng khu vực hiện nay đều được đưa lên mạng, bao gồm các bản tin điện tử, thảo luận bằng thư điện tử và một vài trang web. Tất cả các khu vực đều có mạng lưới về thực phẩm và thương mại. Ngồi ra, các chủ đề khác như dịch vụ cơng , giáo dục người tiêu dùng, luật bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội của các công ty tiêu dùng bền vững, thương mại điện tử và kỹ thuật chuyển gien… cũng được một số văn phòng khu vực đưa lên mạng.
Tháng 11 năm 2001, tạp chí Người tiêu dùng Thế giới (World Consumer) đã được xuất bản. Nhiều thông tin và hoạt động của CI có thể tìm thấy trên trang Web của CI, có địa chỉ www.consumeromternational.org.
Thương mại
Từ năm 1997 đến 2000, CI đã thành công trong việc đưa một chương trình về chính sách đối với người tiêu dùng và Hiệp định thương mại giữa Liên minh Châu Âu và 71 nước ở Châu Phi, vùng Caribee và Thái Bình Dương (EU/ACP). Đây là lần đầu tiên, chính sách đối với người tiêu dùng được đưa vào một hiệp định thương mại, bao gồm việc cam kết hỗ trợ cho phát triển của các tổ chức người tiêu dùng và về những sản phẩm của EU đã bị cấm không được xuất khẩu vào các nước này.
CI đi đầu trong các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử, tích cực đóng góp vào Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử của các nước phát triển OECD.
Sức khỏe và thuốc chữa bệnh
Quốc tế người tiêu dùng là một trong những tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập Mạng lưới quốc tế về hành động vì sức khỏe, đấu tranh cho an tồn, điều kiện tiếp cận và giá cả của thuốc chữa bệnh. CI cũng là một thành viên thiết lập IBFAN, một mạng lưới đấu tranh chống việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Kết quả công việc của CI/IBFAN là năm 1981, Liên hợp quốc đã phê chuẩn Quy tắc quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
Bảo vệ môi trường
CI là một thành viên thiết lập và điều phối mạng lưới hành động vê thuốc trừ dịch bệnh, có ảnh hưởng đến việc Liên hợp quốc phê chuẩn quy tắc về tiếp thị thuốc trừ dịch hại năm 1995. CI cũng là đại diện tích cực của người tiêu dùng trong chương trình mơi trường (UNEP) trong việc ban hành nhiều
quy tắc và công ước về bảo vệ môi trường, như Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô zôn, công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và cơng ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học.
Năm 1999, Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng được bổ sung thêm nội dung bảo vệ môi trường, một phần là do những nỗ lực của CI. Quốc tế người tiêu dùng cho rằng tiêu dùng bền vững hôm nay sẽ tạo điều kiện để có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người tiêu dùng mai sau.
Dịch vụ công cộng
Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện, nước, viễn thông… là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Quốc tế người tiêu dùng đã tiến hành nhiều nghiên cứu đề xuất chính sách, tập huấn để người tiêu dùng có thể tham gia vào việc hoạch định chính sách và giám sát việc điều hành các dịch vụ cơ bản, nhờ đó mà nâng cao được chất lượng, hạ giá cung ứng dịch vụ công cộng, làm cho việc cung ứng được minh bạch và trung thực hơn.
Trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất, kinh doanh
Đạo đức trong ứng xử của các công ty xuyên quốc gia là một vấn đề mà Quốc tế người tiêu dùng đã tập trung sự chú ý trong nhiều năm. Điều lệ của Quốc tế người tiêu dùng trong mục nói về Thương mại tồn cầu đã nêu lên những vấn đề đối với nhà kinh doanh như đạo đức trong cư xử, cạnh tranh, tiêu chuẩn sản phẩm, tiếp thị, ghi nhãn và cung cấp thông tin, bồi thường cho người tiêu dùng… Những khuyến nghị về đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng được nêu lên một cách chi tiết trong bản báo cáo thường niên năm 1997 có tiêu đề: “Người tiêu dùng mong muốn gì ở các quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp”
Bên cạnh đó, do các thành viên của Quốc tế người tiêu dùng phần lớn là ở các nước đang phát triển, trong đó việc tổ chức và động viên các nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng là rất khó khăn. Vì vậy,
Quốc tế người tiêu dùng đã chú trọng trong việc giúp đỡ các nước này thành lập các tổ chức người tiêu dùng, xây dựng thành những tổ chức lớn mạnh để có thể có tiếng nói mạnh mẽ trong việc hoạch định các chính sách, vì lợi ích của người tiêu dùng cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Quốc tế người tiêu dùng đã phát triển nhiều chương trình huấn luyện, giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, thơng tin, trao đổi các chương trình và liên kết hành động, nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng hoạt động của các nước thành viên.
Cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn đề người tiêu dùng hiện nay khơng cịn chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Ở nhiều nước, có những nhóm người tiêu dùng hoạt động theo từng lĩnh vực. Quốc tế người tiêu dùng hiện nay là một tổ chức của người tiêu dùng lớn nhất thế giới, hoạt động tồn diện, vì lợi ích của người tiêu dùng. Quốc tế người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến người tiêu dùng nghèo, người tiêu dùng còn chịu thiệt thòi và người tiêu dùng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [4].
CHƢƠNG 2