Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 73 - 75)

Trước đây, phong trào bảo vệ người tiêu dùng ở Trung Quôc rất kém phát triển. Mặc dù tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng khá phổ biến, các

vụ kiện đồi thường thiệt hại liên quan tới sản phẩm khuyết tật hầu như khơng xuất hiện. Chính vì vậy, chế định trách nhiệm sản phẩm còn khá sơ khai. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật chất lượng sản phẩm của Trung Quốc (cùng ban hành năm 1993) và các văn bản pháp luật có liên quan đã có những quy định về quyền của người tiêu dùng khởi kiện nhà sản xuất hoặc người phân phối khi sản phẩm của họ có khuyết tật[30]. Theo các quy định pháp luật đó vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Trung Quốc bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Về cơ sở để người tiêu dùng đòi bồi thường thiệt hại gây ra bởi sản phẩm khuyết tật là phải chứng minh có hay khơng có khuyết tật trong sản phẩm. Nếu tồn tại các tiêu chuẩn mà sản phẩm phải tuân thủ (chẳng hạn do nhà nước quy định, doanh nghiệp tự cam kết, …) thì một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi sản phẩm ấy khơng đủ tiêu chuẩn này. Nếu khơng có tiêu chuẩn như vậy thì sẽ được coi là có khuyết tật khi tồn tại một rủi ro quá mức đối với người hoặc tài sản phát sinh từ sản phẩm đó.

- Về trách nhiệm của nhà sản xuất: Theo quan niệm được thừa nhận rộng rãi trong giới lý luận pháp luật và hoạt động thực tiễn ở Trung Quốc thì chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại áp dụng cho nhà sản xuất sản phẩm khuyết tật là chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt (không dựa trên cơ sở lỗi). Tuy nhiên, hiện vẫn đang có trách luận liệu chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhà phân phối (người bán hàng) là chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt hay chế độ dựa trên cơ sở lỗi.

- Về việc xác định thiệt hại được bồi thường, các quy định trong pháp luật của Trung Quốc cũng quy định khá chi tiết loại thiệt hại được bồi thường. Chẳng hạn, trường hợp tổn hại về thân thể, các chi phí về y tế, tổn thất về thu nhập, các lợi ích bù đắp cho việc thương tật, và trong trường hợp nạn nhân chết, các chi phí về mai táng, tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên, vợ

hoặc chồng sẽ phải thanh tốn. Trường hợp thiệt hại về tài sản, thì tài sản bị hư hại phải được thay thế hoặc bồi thường theo giá thị trường. Tuy nhiên, không giống như Hoa Kỳ, pháp luật của Trung Quốc khơng quy định hình thức bồi thường mang tính trừng phạt.

- Về thời hiệu khởi kiện là 2 năm, tình từ thời điểm bên bị thiệt hại biết hoặc phải biết được quyền lợi của mình bị xâm phạm. Quyền đòi bồi thườn nay cũng chấm dứt nếu đã qua 10 năm kể từ thời điểm sản phẩm khuyết tật gây thiệt hại giao cho người tiêu dùng đầu tiên, trừ khi có chỉ dẫn khác một cách rõ ràng về thời gian sử dụng an toàn của sản phẩm.

- Về các trường hợp nhà sản xuất được miễn trừ trách nhiệm bao gồm: + Nhà sản xuất chứng minh được rằng việc sản phẩm bị đưa vào lưu thông là nằm ngồi ý định của mình.

+ Khuyết tật không tồn tại tại thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thơng. + Trình độ khoa học và cơng nghệ tại thời điểm đưa sản phẩm vào lưu thông không thể phát hiện được khuyết tật[33].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)