Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Công đồng Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 50 - 65)

Cộng đồng Châu Âu (EU) đặc biệt quan tâm đến u cầu hài hịa hóa pháp luật trách nhiệm sản phẩm giữa các nước thành viên. Mặc dù ra đời sau pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ, nhưng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của EU có phạm vi áp dụng ở 27 nước thành viên. Các quy

định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của EU cũng được các quốc gia khác tham khảo để xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của quốc gia mình. Việc xây dựng pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của EU được quy định ngay tại Điều 100 của Hiệp ước Rome thành lập EU đã quy định việc ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh có hiệu quả các vẫn đề chung của cộng đồng, trong đó có vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các nước thành viên của EU đã ký kết nhiều văn bản pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, vấn đề trách nhiệm sản phẩm của EU chủ yếu được điều chỉnh theo quy định tại các văn bản sau đây:

- Chỉ thị số 85/374/EEC ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1985 của Ủy ban Cộng đồng Châu Âu để hài hịa hóa các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khuyết tật (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 85/374/EEC).

- Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Ủy ban của Cộng đồng Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều của Chỉ thị số 85/374/EEC (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 1999/34/EC) .

- Chỉ thị số 98/27/EC ngày 19 tháng 5 năm 1998 về việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Chỉ thị 2001/95/EC ngày 03 tháng 12 năm 2001 về quy định chung về an toàn sản phẩm.

- Nghị định số 44/2001 thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thương mại.

- Nghị định số 864/2007 của EC về luật áp dụng đối với nghĩa vụ ngoài hợp đồng.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng có rất nhiều văn bản pháp luật của Cộng đồng châu Âu quy định về trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung tìm hiểu, phân tích Chỉ thị

85/374/EEC và Chỉ thị 1999/34/EC sửa đổi một số điều của Bản Chỉ thị 85/374/EEC[32].

Để đánh giá việc áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm, Ủy ban châu Âu đã tiến hành ba lần khảo sát và báo cáo về tình hình áp dụng các quy định của Chỉ thị 85/374/EEC tại các quốc gia thành viên. Lần khảo sát và báo cáo thứ nhất là ngày 13 tháng 12 năm 1995 về việc thực hiện nội luật hóa của các nước thành viên và tìm hiểu những vướng mắc khi áp dụng Chỉ thị 85/374/EEC. Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu đưa ra Sách xanh về trách nhiệm sản phẩm đối với sản phẩm khuyết tật về quá trình 10 năm thực hiện các quy định của Chỉ thị 85/374/EEC và nghiên cứu đề xuất những giải pháp để thực hiện Chỉ thị 85/374/EEC được tốt hơn. Báo cáo lần thứ hai được đưa ra dựa trên những nghiên cứu của Sách xanh vào ngày 30 tháng 01 năm 2000. Báo cáo lần thứ ba vào ngày 14 tháng 09 năm 2006 dựa trên 2 cuộc khảo sát của Lovells thay mặt Ủy ban châu Âu tiến hành nghiên cứu và so sánh việc áp dụng các quy định của Chỉ thị 85/374/EEC và 1999/34/EC của các nước thành viên năm 2003 và khảo sát của Fondazion Rosselli năm 2004 về vấn đề “rủi ro do phát triển ” theo quy định của Chỉ thị 85/374/EEC.

Như vậy, chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của Cộng đồng Châu Âu bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, các nguyên tắc trong pháp luật trách nhiệm sản phẩm của

Cộng đồng Châu Âu. Nguyên tắc cơ bản của các Chỉ thị là việc xác định trách nhiệm bồi thường do sản phẩm khuyết tật gây ra không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của nhà sản xuất. Chỉ thị tuyên bố rằng “Trách nhiệm nghiêm ngặt được áp dụng đối với nhà sản xuất là phương tiện duy nhất để giải quyết một cách đầy đủ vấn đề, do tính đặc thù của thời đại, kiến thức kỹ thuật ngày càng chuyên sâu, việc đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến sản phẩm là rất khó khăn cho người tiêu dùng”. Đây chính là trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt của nhà sản xuất

(không cần yếu tố lỗi) đối với người vị thiệt hại do sản phẩm khuyết tật gây nên. Như vậy, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Cộng đồng Châu Âu và cả Hoa Kỳ đều không quan tâm đến vấn đề lỗi của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm. Các nhà soạn thảo ra Chỉ thị cũng cho rằng chỉ có dựa trên nguyên tắc trên mới có thể giải quyết được vấn đề giảm thiểu rủi ro do các sản phẩm có được trong q trình hiện đại hóa sản xuất và tiến bộ kỹ thuật.

Bên cạnh đó, thơng qua nội dung các Chỉ thị, một số nguyên tắc khác về chế định trách nhiệm sản phẩm cũng đã được làm rõ như sau: Nghĩa vụ chứng minh của bên bị thiệt hại về các thiệt hại xảy ra, về khuyết tật, về mối quan hệ giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm mà không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất; Trách nhiệm riêng lẻ hoặc liên đới của tất cả những người có liên quan trong chuỗi cung cấp sản phẩm, cũng như quy định cơ chế đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân; Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất nếu nhà sản xuất chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trừ trách nhiệm sản phẩm; Thời hạn chịu trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất; Cấm việc thỏa thuận hay giới hạn, loại trừ trách nhiệm của nhà cung cấp sản phẩm đối với các nạn nhân; Giới hạn tài chính đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Cân bằng lợi ích giữa nhà cung cấp sản phẩm và nạn nhân của những thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra.

Chỉ thị 85/374/EEC cũng quy định các điều khoản tùy nghi để các quốc gia thành viên có thể tự quy định áp dụng, bao gồm các điều khoản sau:

Các nước thành viên có quyền quy định việc miễn hay không miễn trách nhiệm sản phẩm đối với trường hợp “rủi ro do phát triển”.

Các nước thành viên có quyền quy định giới hạn cao nhất của mức bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của người bị thiệt hại nhưng không được thấp hơn 70 triệu EUR.

Thứ hai, mục tiêu của các Chỉ thị bao gồm hai mục tiêu lớn là bảo vệ người

tiêu dùng (mục tiêu chủ yếu) và bảo vệ nhà sản xuất, tạo lập một trật tự trong thị trường kinh doanh lành mạnh. Việc bảo vệ người tiêu dùng đòi hỏi tất cả những người tham gia vào chu trình sản xuất phải có trách nhiệm nếu sản phẩm có khuyết tật. Điều đó có nghĩa là những người được coi là nhà sản xuất khi đã đưa sản phẩm vào cộng đồng và trong sản phẩm đó có tên hoặc một dấu hiệu ghi nhận khác về tư cách của họ. Người cung cấp một sản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm nếu không thể xác minh được ai là người sản xuất ra sản phẩm đó. Người tiêu dùng được bảo vệ về thân thể cũng như sở hữu của họ trong việc xác định khuyết tật về an toàn theo các điều kiện hợp lý chung. Việc đánh giá sự an tồn khơng dựa vào giá trị sử dụng của sản phẩm đã có khả năng bị lạm dụng được coi là khơng hợp lý trong điều kiện tương thích.

Thứ ba, về chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý. Điều 1 của Chỉ thị

85/374/EEC quy định nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà sản phẩm khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng. Theo Điều 3 của Chỉ thị này, phạm vi các nhà sản xuất bao gồm: nhà sản xuất toàn bộ sản phẩm, nhà sản xuất một bộ phận của sản phẩm hay nhà cung cấp các bộ phận của sản phẩm; bất cứ người nào có dấu hiệu nhận biết trên sản phẩm như tên, nhãn hiệu thương mại, hoặc những đặc điểm có thể nhận biết và chứng minh người đó là người có liên quan đến việc cung cấp sản phẩm đó; nhà nhập khẩu hàng hóa vào thị trường chung Châu Âu để bán, cho thuê hay bất kỳ hình thức phân phối nào khác sẽ được coi như sản xuất của sản phẩm đó và sẽ chịu trách nhiệm sản phẩm như nhà sản xuất nếu có thiệt hại xảy ra; khi nhà sản xuất, nhà nhập khẩu của sản phẩm khơng được xác định thì người cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng (người bán) sẽ phải chịu trách nhiệm như nhà sản xuất, nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu người đó cung cấp cho người bị thiệt hại, trong một khoảng thời gian hợp lý tên của nhà sản xuất, nhà nhập

khẩu hoặc nhà cung cấp sản phẩm cho mình thì người đó sẽ khơng phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, pháp luật của Công đồng Châu Âu đã mạnh dạn đưa loại chủ thể nhà nhập khẩu vào phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị. Nhà sản xuất ở đây có thể bao gồm cả nơng dân, những người trồng hoa quả, rau củ,… Nhìn chung, quy định về những người chịu trách nhiệm sản phẩm theo Chỉ thị 85/374/EEC khá rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bị thiệt hại có thể xác định được bị đơn để khởi kiện một vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, để hạn chế sự khác biệt giữa các nước thành viên thì cần phải có hướng dẫn thi hành chi tiết hơn.

Thứ tư, về phạm vi sản phẩm (scope of products). Điều 2 Chỉ thị

85/374/EEC quy định áp dụng đối với các sản phẩm là động sản được sản xuất theo quy trình cơng nghiệp, điều đó có nghĩa rằng, mặc dù có tên gọi là Luật trách nhiệm sản phẩm đó chỉ bao gồm những sản phẩm do con người tao ra theo một quy trình cơng nghệ nhất định. Các sản phẩm nông nghiệp và săn bắt không thuộc phạm vi Chỉ thị này, trừ trường hợp nó được chế biến theo quy trình cơng nghiệp đã dẫn đến khuyết tật của sản phẩm đó. Như vậy, trách nhiệm theo Chỉ thị này cũng bao gồm các động sản được sử dụng trong xây dựng hoặc đưa vào cơng trình xây dựng,… Quy định trên cho thấy sự ưu đãi của EU cho các sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên.

Sản phẩm cũng không bao gồm các sản phẩm được đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày Chỉ thị 85/374/EEC có hiệu lực (trước ngày 30 tháng 07 năm 1988). Một sản phẩm được xem là được đưa vào lưu thơng trên thì cho thuê, cho mượn,… Sản phẩm phải là những sản phẩm hữu hình và được sử dụng với mục đích tiêu dùng. Sản phẩm có thể là tồn bộ sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm. Trong nghiên cứu của Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu về việc thực hiện Chỉ thị 85/374/EEC vào ngày 28 tháng 7 năm

1999, các chuyên gia nghiên cứu đã khảo sát và đề nghị mở rộng phạm vi đối với các sản phẩm là bất động sản. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bất động sản như nhà cửa cũng có những khuyết tật trong q trình xây dựng, sử dụng và gây rất nhiều thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người sử dụng bất động sản đó nhưng hiện nay pháp luật của các nước thành viên còn quy định khác nhau.

Thứ năm, về sản phẩm khuyết tật (defective products). Theo Khoản 1,

Điều 2 Chỉ thị 85/374/EEC thì một sản phẩm được coi là có khuyết tật khi nó khơng an tồn như nhứng người có liên quan mong đợi. Khi xem xét khuyết tật của sản phẩm cần quan têm đến những yếu tố sau: Sự giới thiệu sản phảm bao gồm lời hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay lời cảnh báo an toàn, trưng bày hay quảng cáo về sản phẩm; Tình trạng thực tế của sản phẩm; Quá trình sử dụng sản phẩm kể từ khi được đưa vào lưu thông trên thị trường; Thời gian cụ thể sản phẩm được đưa vào sử dụng (yếu tố này cho thấy nhà sản xuất đương nhiên không phải chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm đã cũ và vì thế xảy ra khuyết tật).

Các yếu tố trên sẽ góp phần xác định định được khi nào một sản phẩm được xem là có khuyết tật, chịu sự điều chỉnh về trách nhiệm sản phẩm của pháp luật, qua đó sẽ hình thành nên các trường hợp giải phóng trách nhiệm cho nhà sản xuất.

Theo Khoản 2 Điều 6 Chỉ thị 85/374/EEC thì một sản phẩm sẽ khơng được coi là có khuyết tật khi một sản phẩm tốt hơn cùng loại được đưa ra thị trường. Điều này có liên quan đến vấn đề “rủi ro phát triển’[48] là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm sản phẩm của nhà sản xuất.

Các khuyết tật của sản phẩm, theo các học thuyết nền tảng chung trên thế giới nói chung và của pháp luật EU nói riêng đều có ba loại như sau: khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do không cảnh báo

đầy đủ để đảm bảo sự an tồn của sản phẩm. Đây chính là cơ sở, những điều kiện để khởi kiện một vụ án liên quan đến trách nhiệm sản phẩm.

Thứ sáu, thiệt hại do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Theo Điều 1 của

Chỉ thị 85/374/EEC quy định nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi sản phẩm có khuyết tật. Điều 9 xác định thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra bao gồm:

- Thiệt hại gây ra cái chết hoặc thương tật cho người sử dụng;

- Thiệt hại về tài sản do khuyết tật của sản phẩm gây ra, khơng bao gồm thiệt hại của chính sản phẩm có khuyết tật, có giá trị nhỏ nhất là 500 Euro với điều kiện sản phẩm bị thiệt hại phải là sản phẩm phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân và sản phẩm đó được người bị thiệt hại sử dụng cho mục đích tiêu dùng của mình. Bên cạnh đó, Chỉ thị 85/374/EEC chỉ quy định về thiệt hại vật chất nhưng cũng không hạn chế các quốc gia quy định về thiệt hại phi vật chất như danh dự, uy tín, tinh thần. Báo cáo lần thứ hai cũng đưa ra kiến nghị về việc mở rộng khái niệm thiệt hại của Chỉ thị 85/374/EEC đối với các thiệt hại phi vật chất. Chỉ thị 85/374/EEC cũng loại trừ các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản từ các thảm họa hạt nhân. Những thiệt hại này sẽ được giải quyết theo các Công ước quốc tế về thảm họa hạt nhân.

Chỉ thị 85/374/EEC cũng quy định hạn mức trách nhiệm vật chất của nhà cung cấp. Theo đó, Chỉ thị 85/374/EEC chỉ áp dụng cho những thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 EUR trở lên. Chỉ thị 85/374/EEC cũng cho phép các nước thành viên quy định hạn mức trách nhiệm của nhà sản xuất đối với khuyết tật của sản phẩm gây ra thương tích cho cá nhân nhưng khơng được thấp hơn 70 triệu EUR. Đối với thiệt hại về tài sản thì không quy định hạn mức cao nhất, mà tùy thuộc vào giá trị tài sản bị thiệt hại để xác định số tiền phải bồi thường.

quả pháp lý đối với các vi phạm về trách nhiệm sản phẩm mà để mở cho các quốc gia thành viên quy định khi nội luật hóa nội dung của các Chỉ thị. Bên cạnh đó, các nhà làm luật Châu Âu cũng đưa ra một số quy định mang tính định hướng và khuyến nghị như theo Khoản 1 Điều 16 của Chỉ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)