Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 81 - 86)

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan được quy định tại Điều 61 Hiến pháp Thái Lan ngày 24/8/2007. Luật đầu tiên về bảo vệ người tiêu dùng đã được chính thức ban hành ở Thái Lan từ tháng 5 năm 1979 với tên gọi “Consumers Protection Act of 1979” (Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1979). Việc ban hành luật này xuất phát từ thực tế là người tiêu dùng ngày càng được bảo tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ, đồng thời, những chiến thuật “marketing” và “quảng bá” do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành nhằm phát triển bán hàng đã khiến họ bị rơi vào thế bất bình đẳng trong các quan hệ tiêu dùng, một phần do thiếu kiến thức về đặc điểm và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng một cách tồn diện. Luật này một mặt quy định một số nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong đó phải kể đến Ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng hướng đến mục tiêu đảm bảo các quyền lợi cơ bản như: quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ và chính xác; quyền được tùy ý lựa chọn sản phẩm và dịch vụ; quyền được đối xử trung thực trong giao kết hợp đồng; quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và quyền được bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật ở Thái Lan đã làm gia tăng các chủng loại hàng hóa và dịch vụ với nhiều đặc tính mới, khiến cho các biện pháp chung nhằm bảo vệ người tiêu dùng quy định trong Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1979 khơng cịn mang tính tồn diện hơn nữa. Vì vậy, cần phải tăng cường các biện pháp bảo vệ mang tính

chuyên biệt, phù hợp và tương xứng với các sản phẩm và dịch vụ mới, các biện pháp này đã được quy định trong nhiều luật chuyên ngành về bảo vệ người tiêu dùng như: Luật về thực phẩm năm 1979, Luật về các sản phẩm nguy hiểm năm 1992, Luật về hàng mỹ phẩm năm 1992, Luật về các điều khoản hợp đồng lạm dụng năm 1997, Luật về các công ty quản lý dữ liệu về hoạt động tín dụng năm 2002, Luật về bán hàng trực tiếp và marketing trực tiếp năm 2002. Hệ thống bảo vệ người tiêu dùng đã được tăng cường rõ nét, nhất là từ thời điểm đầu năm 2008, hai luật quan trọng trong lĩnh vực này đã được thơng qua đó là: Luật về trách nhiệm đối với hàng hóa có khuyết tật năm 2008 và Luật về thủ tục giải quyết tranh chấp về tiêu dùng năm 2008[30].

Theo các quy định trên pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Về khái niệm thiệt hại, thiệt hại được xác định là các mất mát hay thiệt hại gây ra do việc sử dụng sản phẩm khơng an tồn, bao gồm thiệt hại về tính mạng, thân thể, sức khỏe, tinh thần, tài sản nhưng không bao gồm mất mát hay thiệt hại đối với chính sản phẩm có khuyết tật. Thiệt hại về tinh thần có nghĩa là đau đớn, đau khổ, sợ hãi, lo lắng, tuyệt vọng, những xấu hổ hay bất kỳ sự thiệt hại về tinh thần nào có tác dụng tương tự.

Sản phẩm không an tồn là sản phẩm có khả năng gây ra thiệt hại, có thể là do khuyết tật trong quá trình chế tạo, thiết kế, sự thiếu chỉ dẫn, bảo quản hay cảnh báo; hay thông tin khác liên quan đến sản phẩm, hay khơng có đủ thơng tin hoặc thông tin không rõ ràng liên quan đến tình trạng của sản phẩm, bao gồm cả thông tin về cách sử dụng và bảo quản trong khi sản phẩm ở tình trạng bình thường trong điều kiện bình thường.

- Về phạm vi sản phẩm bao gồm tất cả các loại được sản xuất, nhập khẩu để bán, bao gồm cả nông sản và điện. Một số trường hợp có thể được loại trừ theo quy định của các Bộ trưởng. Nông sản được hiểu là các sản phẩm

từ nông nghiệp, bao gồm trồng lúa, trồng rau, quả, chăn nuôi gia súc, trồng dâu nuôi tằm, trồng nho, cấy nấm và không bao gồm các sản phẩm tự nhiên.

- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Nhà kinh doanh là chủ thể chịu trách nhiệm bao gồm:

i) Nhà sản xuất hay gia công; ii) Nhà nhập khẩu;

iii) Người bán một sản phẩm không xác định được nhà sản xuất, gia công hay nhà nhập khẩu;

iv) Người sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu, đồ vật hay bất kỳ phương tiện nào khiến cho người khác nghĩ rằng người đó là nhà sản xuất, gia công hay nhà nhập khẩu.

Bên cạnh đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan cũng khẳng định tất cả những người kinh doanh đều phải chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hại do sản phẩm không an tồn gây ra do vơ ý hay cố ý.

- Về trách nhiệm chứng minh để yêu cầu một người kinh doanh phải chịu trách nhiệm, người thiệt hại hay đại diện của người phải chứng minh được rằng người bị thiệt hại đã phải chịu mất mát hay thiệt hại do sản phẩm đó và người đó đã tuân thủ đúng các chỉ dẫn về sử dụng, bảo quản sản phẩm trong điều kiện bình thường nhưng khơng cần phải chứng minh rằng nhà kinh doanh đó đã gây ra mất mát hay thiệt hại.

- Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm: Nhà kinh doanh không phải chịu trách nhiệm về những mất mát hay thiệt hại do sản phẩm khơng an tồn gây ra, nếu chứng minh được rằng:

i) Sản phẩm đó khơng phải là sản phẩm khơng an tồn;

ii) Bản thân người bị thiệt hại đã biết rằng sản phẩm đó khơng an toàn; iii) Mất mát hay thiệt hại được gây ra bởi việc sử dụng, bảo quản không đúng cách, hay không tuân thủ những cảnh báo, hay bỏ qua các thông tin chỉ

dẫn liên quan đến sản phẩm mà nhà kinh doanh đã chỉ ra một cách chính xác và rõ ràng.

Đối với nhà sản xuất và gia công, người sản xuất theo đặt hàng của mỗi nhà thầu không phải chịu trách nhiệm về các mất mát hay thiệt hại nếu chứng minh được rằng đặc tính khơng an tồn của sản phẩm là do thiết kế của nhà thầu, hay do tuân thủ các hướng dãn của nhà thầu, bởi khi đó nhà sản xuất khơng có nghĩa vụ phải đốn biết hay nhìn thấy trước đặc tính khơng an tồn của sản phẩm.

Người sản xuất các phụ kiện của sản phẩm không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng đặc tính khơng an tồn của sản phẩm là do thiết kế, do việc lắp ráp hay hướng dẫn sử dụng, việc bảo quản, cảnh báo hay các thông tin khác liên quan đến sản phẩm.

- Về thỏa thuận loại trừ hay miễn trách nhiệm: Thỏa thuận giữa người tiêu dùng và nhà kinh doanh trước khi xảy ra mất mát hay thiệt hại hay thông báo của nhà kinh doanh về việc loại trừ hay hạn chế trách nhiệm đối với mất mát hay thiệt hại gây ra bởi một sản phẩm không an tồn khơng được chấp nhận với mục đích hạn chế hay loại trừ trách nhiệm.

- Về quyền khởi kiện của Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng, hay một hiệp hội, tổ chức được Ủy ban xác nhận sẽ có quyền khởi kiện thay mặt cho người bị thiệt hại. Trong trường hợp đó, khơng có án phí nào được tính ngoại trừ án phí ở cấp cao nhất. Và điều quan trọng là khi đó người bị thiệt hại vẫn có quyền tự khởi kiện.

- Về việc đánh giá thiệt hại: Cùng với việc đánh giá thiệt hại theo Bộ luật dân sự và thương mại, tịa án có thể xác định mức bồi thường căn cứ vào các yếu tố sau:

i) Liên quan đến thiệt hại về tinh thần gây ra bởi các thiệt hại hay mất mát đối với thân thể, sức khỏe của người bị thiệt hại, khi người bị thiệt hại

chết, chồng, vợ, cha mẹ hay người thừa kế của người đó sẽ có quyền nhận bồi thường.

ii) Nếu như nhà kinh doanh đó sản xuất, nhập khẩu hay bán sản phẩm mà biết rằng sản phẩm đó khơng an tồn, hay khơng biết do bất cẩn, hay chỉ biết rằng sản phẩm đó khơng an tồn sau khi sản xuất, nhập khẩu hay bán nhưng khơng có hành động hợp lý cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra, tịa án có thể ra quyết định u cầu nhà kinh doanh bồi thường gấp hai lần thiệt hại thực tế, căn cứ vào các vấn đề như: mức độ mất mát hay thiệt hại, hiểu biết của nhà kinh doanh về sản phẩm khơng an tồn, độ dài thời gian mà nhà kinh doanh biết được đặc tình khơng an tồn của sản phẩm, phản ứng của nhà kinh doanh khi biết về tính khơng an tồn của sản phẩm, lợi ích mà nhà kinh doanh, cách thức mà nhà kinh doanh đó giảm thiểu mất mát hay thiệt hại và việc người bị thiệt hại có làm gì tác động để cho mất mát hay thiệt hại xảy ra hay không.

- Thời hiệu khởi kiện: Quyền khởi kiện sẽ chấm dứt sau 3 năm kể từ ngày người bị thiệt hại biết về tính khơng an tồn của sản phẩm và biết được danh tính của nhà kinh doanh phải chịu trách nhiệm về thua lỗ hay thiệt hại đó, hoặc là 10 năm sau khi sản phẩm được bán.

Khi mất mát hay thiệt hại đối với thân thể, sức khỏe gây ra bởi sự tích lũy trong cơ thể của người bị thiệt hại, hay việc cần có thêm thời gian để xem xét các triệu chứng, người bị thiệt hại hoặc đại diện của người đó phải khởi kiện trong vịng 3 năm kể từ ngày biết được mất mát hay thiệt hại và biết được danh tính của nhà kinh doanh phải chịu trách nhiệm về thiệt hại nhưng không quá mười năm kể từ ngày biết được mất mát hay thiệt hại đó.

Trường hợp nếu giữa nhà kinh doanh và người bị thiệt hại có thương lượng về vấn đề thiệt hại, thời hiệu được áp dụng sẽ được hỗn lại trong suốt q trình thương lượng và chỉ được tính tiếp khi một trong hai bên kết thúc

việc thương lượng.

Như vậy, pháp luật của các quốc gia Châu Á kể trên đều có những quy định tương đối đặc thù về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Về hình thức các nước đều đưa ra những quy định này vào thành một phần của đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng hoặc quy định trong một đạo luật riêng. Về nội dung, Philipines đã tạo ra sự khác biệt lớn nhất vì khơng chỉ luật hóa các ngun lý về trách nhiệm sản phẩm mà còn mở rộng chúng sang cả các sản phẩm dịch vụ. Đây là vấn đề mà cả quốc gia phát triển là Hoa Kỳ và Cộng đồng Châu Âu cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Trong khi đó, quy định về bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan tương đối chi tiết và đặc biệt, thiệt hại được mở rộng đến cả những thiệt hại về tinh thần. Không những thế, pháp luật của Thái Lan không sử dụng sản phẩm khuyết tật mà sử dụng khái niệm sản phẩm không an tồn. Qua đó ta thấy, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước Châu Á đã thể hiện sự tiếp cận tương đối đầy đủ với các quy định của pháp luật của các nước phát triển, thể hiện yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với xã hội[30].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)