Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40 - 50)

Tại Hoa Kỳ, năm 1965, Viện Luật Mỹ đã ban hành Bộ pháp điển phiên bản 2. Đáng chú ý trong Bộ pháp điển này liên quan đến trách nhiệm sản phẩm là mục 402A với định nghĩa và những quy định về trách nhiện đối với những sản phẩm có khuyết tật. Cụ thể như sau:

“1.1. Một người bán bất kỳ một sản phẩm nào trong tình trạng có khiếm khuyết có tình nguy hiểm cao cho người sử dụng, hoặc cho khách hàng, hoặc cho tài sản của họ, sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những thệt hại vật chất xảy ra đối với người sử dụng hoặc khách hàng hay tài sản của họ nếu:

i) Người bán tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm đó, và

ii) Sản phẩm đó đã có thể, hoặc đã tới được những người sử dụng, hoặc khách hàng mà khơng có sự thay đổi đáng kể nào về điều kiện hay tình trạng của sản phẩm như lúc bán.

1.2. Khoản 1.1. nêu trên cũng được áp dụng trong các trường hợp: i) Người bán đã thực hiện tất cả những sự thận trọng có thể trong việc chuẩn bị và bán sản phẩm, và

ii) Người sử dụng hoặc khách hàng đã không mua sản phẩm từ hoặc giao kết bất kỳ một thỏa thuận hợp đồng nào với người bán.

iii) Theo quy định của mục 402A này thì người bán bao gồm: người bán lẻ, người bán buôn, nhà sản xuất. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về kinh tế tài chính”.

Tại thời điểm đó, hầu hết các bang của Mỹ đều viện dẫn áp dụng mục 402A của đạo luật này cùng với pháp luật của bang để bảo vệ người tiêu dùng. Trong rất nhiều năm, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm cùng với điều 402A này đã được phát triển qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, cùng

với sự phát triển đa dạng của quan hệ thương mại, rất nhiều người cho rằng mục 402A của Bộ pháp điển hóa “Restatement of Torts” đã khơng cịn phù hợp. Hơn nữa, bản thân các khái niệm được nêu ra trong đó cịn tồn tại nhiều mâu thuẫn, hạn chế sự phát triển pháp luật trách nhiệm sản phẩm nói chung và trong việc thực thi mục 402A nói riêng.

Chính vì những lý do trên mà Viện Luật Mỹ (ALI) đã quyết định sửa đổi những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm trong đạo luật “Restatement of Torts”. Năm 1995, Viện Luật Mỹ đã soạn thảo một Luật mẫu của liên bang về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability Fairness Act) với mục đích nhất thể hóa mảng pháp luật này. Luật mẫu này hệ thống hóa và phát triển nhiều kết luận và các học thuyết được sử dụng trong các án lệ, các quy định trong các đạo luật của liên bang liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Dự án này đã hoàn thành năm 1997 sau khi được các thành viên của ALI phê chuẩn. Trong bộ pháp điển hóa chỉ có điều 402A gồm 2 mục quy định về khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do thiết kế. Trong khi đó, Luật mẫu có đến gồm 21 mục đề cập đầy đủ hơn đến khuyết tật do sản xuất, khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do cảnh báo và những hướng dẫn thi hành. Phiên bản hồn chính nhất của luật này được đưa ra công chứng ngày 6 tháng 5 năm 1998 dưới cả dạng bản cứng và bản mềm. Do có rất nhiều bang đã không chấp nhận nên Luật này vẫn chưa có được giá trị như Bộ luật Thương mại thống nhất (UCC). Tuy nhiên, nhiều quy định trong Luật mẫu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xét xử của các tòa án Mỹ đối với các vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm. Luật này đã quy định nguyên tắc chung và một nguyên tắc cụ thể về trách nhiệm sản phẩm. Những nguyên tắc này rất có ý nghĩa đối với những người khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do sử dụng sản phẩm khiếm khuyết hay khơng an tồn.

biệt về mức độ chi tiết trong các quy định (nhất là việc làm rõ các dạng khuyết tật của sản phẩm). Theo giáo sư David G.Owen – Giáo sư danh dự, Đại học Nam Carolina, một trong những chuyên gia hàng đầu về Luật trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ, thì sở dĩ phiên bản năm 1965 khá đơn giản vì vào thời điểm đó, chế định về trách nhiệm sản phẩm (nhất là quy định về trách nhiệm nghiêm ngặt) ở Hoa Kỳ mới ở giai đoạn bắt đầu hình thành. Có quan niện cho rằng khuyết tật trong sản phẩm trong thực tế chỉ tồn tại ở hoặc một trong ba dạng là: (1) khuyết tật trong quá trình sản xuất; (2) khuyết tật trong khâu thiết kế; (3) khuyết tật do thiếu sự hướng dẫn hoặc cảnh báo cần thiết, chỉ được thừa nhận rộng rãi sau này.

Thực tế vào cuối thập niên 1990, khi biên soạn phiên bản 3 của Điều 402A, quan niệm đã được chấp nhận rất rộng rãi cả trong giới lý luận và hoạt động thực tiễn ở Hoa Kỳ. Theo phân tích của Giáo sư David G.Owen, thì với việc cơng nhận ba loại khuyết tật kể trên, về hình thức, Điều 402A đã được thiết kế theo nguyên tắc “trách nhiệm nghiêm ngặt” và yếu tố then chốt cần xét tới là sự tồn tại hay không của khuyết tật sản phẩm chứ khong phải là yếu tố “lỗi”. Thực tế cho thấy các quy định điều chỉnh trách nhiệm bồi thường gây ra bởi sản phẩm khuyết tật về cảnh báo thực chất là cách tiếp cận khác đối với trách nhiệm dựa trên lỗi bất cẩn. Chỉ với loại khuyết tật trong khâu sản xuất, nguyên tắc trách nhiệm nghiêm ngặt mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó.

Có thể thấy pháp luật liên bang của Mỹ chưa thể điều chỉnh thống nhất các quan hệ về trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật liên bang về nghĩa vụ đảm bảo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được áp dụng để xác định các khía cạnh khác nhau về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung ứng đối với sản phẩm của mình khi chúng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Như vậy, nội dung cơ bản của pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ bao gồm:

Một là, về khuyết tật của sản phẩm bao gồm ba loại: khuyết tật do thiết

kế, khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do cảnh báo không đầy đủ. Cụ thể: - Khuyết tật do lỗi thiết kế: Theo nguyên tắc này, nhà sản xuất phải thiết kế các sản phẩm sao cho sản phẩm phải an tồn đối với mọi mục đích sử dụng có thể dự đoán trước. Cụ thể là luật sư của bên nguyên có thể kiện nhà sản xuất do thân chủ của mình đã bị tổn hại khi sử dụng sản phẩm mà đáng ra các tổn thương đó hồn tồn có thể tránh được nếu nhà sản xuất đưa ra một mẫu thiết kế an tồn hơn hoặc có điều kiện giảm nhẹ nguy cơ rủi ro và việc sử dụng thiết kế này khả thi cả về điều kiện kỹ thuật và tài chính ở thời điểm sản xuất. Bên ngun cần đưa ra các bằng chứng có tình thuyết phục và có xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về mẫu thiết kế chưa hợp lý của nhà sản xuất.

- Khuyết tật sản xuất: thường là khuyết tật xảy ra đối với những sản phẩm sản xuất không theo đúng yêu cầu thiết kế hoặc tiêu chuẩn hoạt động hoặc có sự khác biệt đáng kể so với việc sản xuất ra sản phẩm cùng loại trong cùng dây chuyền sản xuất. Những hư hỏng do sản xuất bao gồm việc lắp ráp không đúng, thiếu hụt chi tiết, các bộ phận liên kết không chặt, sử dụng nguyên vật liệu kém tiêu chuẩn hoặc nguyên vật liệu hư hỏng. Khuyết tật sản xuất trong lĩnh vực cơng nghiệp thực phẩm có một số sự khác nhau giữa các bang của Hoa Kỳ. Nhiều bang không coi sản phẩm bị khuyết tật so sản xuất khi trong thực phẩm bị lẫn trong đó các chất bẩn tự nhiên. Ví dụ: trong mứt táo cịn hột táo, trong xúc xích bị cịn vương vài mẩu vụn xương bò. Những tạp chất này nếu lẫn trong thực phẩm thì khơng bị coi là khuyết tật của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu trong thực phẩm có lẫn các tạp chất ngoại lai thì được coi là khuyết tật sản xuất. Ví dụ, trong Coca-Cola có sâu, trong bánh có sỏi, cát…

- Khuyết tật do lỗi cảnh báo không đầy đủ: Một sản phẩm không mắc bất kỳ lỗi nào trong sản xuất hay thiết kế vẫn có thể bị kiện khi nó gây tổn hại

đến cho người tiêu dùng do các chỉ dẫn và cảnh báo đính kèm với sản phẩm không đầy đủ, không rõ ràng hoặc quá phức tạp để hiểu rõ. Điều này có nghĩa là đối với những sản phẩm mà việc sử dụng tiềm ẩn những sự nguy hại song khi đưa nó vào thị trường, nhà sản xuất đã không cảnh báo cho người tiêu dùng hoặc cảnh báo khơng đầy đủ. Ví dụ cho việc áp đặt trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở này là việc hút thuốc lá. Nhiều người đã thắng kiện các công ty thuốc lá về việc họ bị ung thư, bị các bệnh khác do hút thuốc lá. Chính vì lý do đó, các cơng ty thuốc lá đã đăng trên bao bì các cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Người sản xuất chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của người sử dụng sản phẩm do không được cảnh báo về mối nguy hiểm của sản phẩm. Nghĩa vụ cảnh báo của người sản xuất bao gồm cả cảnh báo việc sử dụng không đúng sản phẩm. Trong trường hợp này chỉ cần luật sư của nguyên đơn chứng minh được rằng những tổn hại mà nguyên đơn gánh chịu do không được chỉ dẫn và không được cảnh báo đầy đủ về việc sử dụng sản phẩm.

Những cách thức để xác định khuyết tật của sản phẩm được các bang của Mỹ sử dụng phổ biến là:

- Kiểm định về sự mong muốn của người tiêu dùng (Consumer Expectation Test)

- Kiểm định về tính nguy cơ - sự hữu ích (Risk – Utility Test)

- Nguyên tắc về sự nguy hiểm rõ ràng (Open and Obvious Danger Rule) - Sự lựa chọn thiết kế hợp lý có thể thực hiện được Feasible/Reasonable Design Alternative)

- Học thuyết trung gian có học vấn (Learned Intermediary Doctrine)

Hai là, chủ thể chịu trách nhiệm sản phẩm bao gồm:

- Các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ (hệ thống phân phối) phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại do khuyết tật của hàng hoá gây ra cho người

sử dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó.

- Cơng ty nước ngồi trực tiếp kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Ba là, các nguyên tắc áp dụng của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm

của Hoà Kỳ. Bao gồm ba nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc áp dụng luật liên bang khi có xung đột giữa luật bang và luật liên bang. Tức là, trong trường hợp có xung đột giữa các quy định của pháp luật liên bang về trách nhiệm sản phẩm với các quy định của luật liên bang thì các thẩm phán ưu tiên áp dụng luật liên bang.

- Nguyên tắc “trách nhiệm tuyệt đối”. Theo nguyên tắc này thì nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ có thể phải chịu trách nhiệm đối với những thương tật do khuyết tật của sản phẩm gây ra, bất kể áp dụng các biện pháp đề phòng nào.

- Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành khi có xung đột giữa pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của các luật chuyên ngành. Luật trách nhiệm sản phẩm được coi là luật chung trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành khác như luật về an toàn chất lượng, luật về vệ sinh, an toàn…. Các bang, bên cạnh các luật Liên bang vẫn ban hành những luật chun ngành như trên. Vì vậy, khi có xung đột giữa luật chuyên ngành của bang và luật trách nhiệm sản phẩm chung thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

Bốn là, hậu quả pháp lý do vi phạm trách nhiệm sản phẩm bao gồm:

- Cấm các sản phẩm tiêu dùng nếu các sản phẩm đó khơng có các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng một cách hợp lý và khả thi;

- Kiểm tra và đưa ra lệnh thu hồi sản phẩm khuyết tật hoặc yêu cầu những sản phẩm đó được sửa chữa;

- Cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ những sản phẩm không phù hợp với những yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng, với trách nhiệm nghiêm ngặt quy định trong luật trách nhiệm sản phẩm;

- Khi xác định một sản phẩm nguy hiểm, nhà sản xuất có thể bị u cầu thơng báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm đó và yêu cầu nhà sản xuất hoặc phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng;

- Ngoài ra, nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho người sử dụng có thể bị áp dụng chế tài dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Năm là, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với nhà sản xuất. Bên

cạnh việc quy định cơ sở áp đặt trách nhiệm đối với sản phẩm, pháp luật Hoa Kỳ còn quy định các điều kiện bảo vệ cho nhà sản xuất, cung ứng và người khởi kiện phải ln ln tính đến tình trạng này. Các trường hợp đó bao gồm: - Người khởi kiện khơng chứng minh được rằng người sản xuất, cung ứng biết được nguy cơ có khả năng chọn được giải pháp tốt hơn. Đây chính là một trong những điểm khó khăn mà bên khởi kiện phải vượt qua được nếu muốn chiến thắng.

- Bên khởi kiện không chứng minh được rằng mình khơng biết gì về nguy cơ gây hại của sản phẩm. Tức là, nếu bên khởi kiện biết nguy cơ tiềm ẩn mà vẫn sử dụng sản phẩm thì đó là sự tự nguyện chấp nhận rủi ro.

- Sự bất cẩn của bên khởi kiện cũng có thể là cơ sở giảm nhẹ trách nhiệm của người sản xuất nếu như sự bất cẩn đó dẫn đến thiệt hại. Tình tiết giảm nhẹ này cũng giống như trong các vụ kiện về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật của một số nước.

- Trường hợp người sử dụng sản phẩm không đúng chỉ dẫn, sai công dụng hoặc việc thay đổi cấu trúc hay tính chất của sản phẩm là cơ sở giảm hay miễn trách nhiệm của người sản xuất. Cách tiếp cận việc sử dụng sản phẩm sai như tình tiết miễn hoặc giảm trách nhiệm của nhà sản xuất khác nhau ở mỗi bang. Có bang thì coi việc sử dụng sai là tình tiết miễn trách

nhiệm, cịn có bang thì chỉ coi là giảm trách nhiệm.

- Tổn hại xảy ra do sai sót ở các khâu trung gian. Những chỉ dẫn không đẩy đủ, những sửa chữa sản phẩm thiết kịp thời của khâu trung gian, sự thay đổi sản phẩm bởi khâu trung gian là tình tiết giảm hoặc miễn trách nhiệm của nhà sản xuất. “Học thuyết trung gian” quy định trách nhiệm cảnh báo về sự mất an tồn của sản phẩm của người có trình độ chun mơn. Nếu người có chun mơn có điều kiện cảnh báo nhưng khơng thực hiện trách nhiệm đó, họ phải bổi thường cho thiệt hại phát sinh do việc cảnh báo không đầy đủ. Người sản xuất, người bán hàng… trong trường hợp này được miễn trách nhiệm.

- Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng của Chính phủ. Nhà sản xuất có thể chứng minh rằng sản phẩm sản xuất đúng theo thiết kế và những chỉ dẫn mà Chình phủ đã phê duyệt, bằng những thiết bị phù hợp với những chỉ dẫn đó và đã thơng báo với Chính phủ về mối nguy hiểm mà mình có thể biết được về sản phẩm đã sản xuất theo đơn đặt hàng.

- Miễn trách nhiệm do ưu tiên luật riêng của từng bang. Mặc dù luật Liên bang được ưu tiên áp dụng song vẫn có nhiều trường hợp miễn trách nhiệm cho người sản xuất bởi ưu tiên luật của bang. Nguyên tắc này được áp dụng cho nhiều trường hợp áp dụng pháp luật mà Luật trách nhiệm sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)