2.3.1. Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Nhật Bản
Nhật Bản là nước cũng có sự phát triển trong điều chỉnh pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Trước khi có Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 1994, Nhật Bản đã có chế định về trách nhiệm sản phẩm đù trong pháp luật Nhật Bản lúc đó khơng hề tồn tại khái niệm pháp lý về “trách nhiệm sản phẩm”. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong thực tiễn pháp lý của Nhật Bản khơng có các vụ kiện liên quan tới việc áp dụng trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất khi đưa ra thị trường sản phẩm khuyết tật, gây thiệt hại đối với người tiêu dùng. Điều này được thể hiện qua một số vụ việc điển hình diễn ra trong thời gian đó. Dưới góc độ pháp lý, các vụ việc này được giải quyết theo các quy định trong Bộ luật dân sự Nhật Bản (các quy định về hợp đồng hoặc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo lỗi bất cẩn).
Theo các quy định này, việc giải quyết trách nhiệm của nhà sản xuất chỉ đặt ra khi nhà sản xuất có lỗi trong việc gây ra thiệt hại mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Nhà sản xuất và người tiêu dùng được coi là có địa vị bình đẳng về mặt tố tụng trong các vụ kiện. Lúc đó, khái niệm “trách nhiệm nghiêm ngặt” hồn tồn khơng tồn tại. Chính vì thế, ngay từ những năm 1970, khi phong trào bảo vệ người tiêu dùng lên cao, trước ý kiến đề xuất việc du nhập chế định trách nhiệm sản phẩm kiểu Hoa Kỳ, trong đó trách nhiệm nghiêm ngặt, nhiều học giả cho rằng, việc du nhập loại quy định này là không cần thiết. Trách nhiệm nghiêm ngặt là khái nhiệm hoàn toàn xa lạ với tư duy pháp lý của Nhật Bản cũng như với tâm thức chung của dân chúng Nhật Bản.
Nhiều người theo quan điểm này cũng bày tỏ sự nghi ngờ lớn về hiệu lực của đạo luật trách nhiệm sản phẩm sau khi được ban hành. Tuy nhiên, cũng có quan điểm khác lại cho rằng: chế độ trách nhiệm sản phẩm trước đây của Nhật không đủ sức để đưa ra các biện pháp bảo vệ thỏa đáng đối với người tiêu dùng. Do vậy, việc ban hành Luật riêng về trách nhiệm sản phẩm đối với xã hội Nhật Bản là cần thiết[33].
Tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi chế định trách nhiệm sản phẩm trong Chỉ thị năm 1985 của Ủy ban Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm, Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1994 chỉ gồm có 7 Điều với các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích của Luật: Luật được ban hành với mục đích “góp phần vào sự ổn định và cải thiện đời sống quốc dân, sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế quốc gia và bảo vệ những người bị thiệt hại từ quá trình sử dụng sản phẩm bằng việc quy định trách nhiệm của nhà sản xuất và những chủ thể tương đương đối với thiệt hại về tính mạng, thân thể, sức khỏe hoặc tài sản gây ra bởi sản phẩm khuyết tật”[3]. Các quy định của Luật được coi là các quy định bổ sung và ưu tiên áp dụng so với các quy định tương ứng trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
- Sản phẩm khuyết tật được hiểu theo đạo luật này là các động sản đã qua quá trình chế biến hoặc sản xuất mà “thiếu sự an toàn”.
- Nhà sản xuất được hiểu bao gồm: người kinh doanh, sản xuất, chế biến hoặc nhập khẩu sản phẩm hoặc người thể hiện mình là nhà sản xuất bằng cách gắn nhãn hiệu của mình lên sản phẩm hoặc người mà có các hành vi làm cho người khác tin một cách hợp lý rằng mình là nhà sản xuất sản phẩm ấy.
- Luật quy định một nguyên tắc chung là nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại gây ra bởi sản phẩm khuyết tật. Tuy nhiên, Luật quy định rõ các trường hợp ngoại lệ theo đó nhà sản xuất có thể được
miễn trừ trách nhiệm gồm:
+ Khi khuyết tật không thể phát hiện được bởi nhà sản xuất tại thời điểm giao hàng do trình độ khoa học cơng nghệ chưa cho phép nhà sản xuất phát hiện được khuyết tật.
+ Khi sản phẩm dược sử dụng làm nguyên liệu thô hoặc một thành phần của sản phẩm khác mà khuyết tật phát sinh là kết quả của việc tuân thủ các chi dẫn do nhà sản xuất sản phẩm khác đưa ra và nhà sản xuất ban đầu khơng có lỗi về việc gây ra khuyết tật ấy.
- Thời hiệu khởi kiện được Luật quy định là 3 năm kể từ thời điểm biết được thiệt hại và xác định được người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng không quá 10 năm kể từ thời điểm nhà sản xuất đã bàn giao sản phẩm. Trường hợp thiệt hại được tích tụ trong cơ thể con người thì thời hiệu được tính từ ngày phát sinh thiệt hại.
So sánh với các quy định về trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của EU hoặc Hoa Kỳ, có thể thấy rằng mức độ chi tiết trong các quy định về trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản còn khá hạn chế. Tuy cũng giống với pháp luật của Hoa Kỳ và EU trong việc chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt được công nhận và áp dụng nhưng pháp luật Nhật Bản còn kém chi tiết hơn khi quy định về các dạng khuyết tật, việc phân chia trách nhiệm chứng minh và các trường hợp được miễn, giảm trách nhiệm đối với nhà sản xuất. Thực tiễn áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm ở Nhật Bản cho thấy, kể từ sau khi có Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 1994, Nhật Bản không chứng kiến sự tăng đột biến các vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm. Nhật Bản hồn tồn khơng trải qua giai đoạn gọi là tình trạng “khủng hoảng về trách nhiệm sản phẩm” như Hoa Kỳ đã từng trải qua vào những năm 1980-1990. Nhiều nhà nghiên cứu đã từng giải thích tình trạng này bằng lý do văn hóa, cụ thể là người Nhật Bản không ưa kiện tụng. Tuy nhiên, theo giáo sư Tsuneo Hitotsubashi lý do chính là vì
bên cạnh Luật trách nhiệm sản phẩm, Nhật Bản còn các đạo luật khác quy định các biện pháp bồi thường mà trong đó, phải kể đến các biện pháp như: (1) duy trì hệ thống bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với xe cơ giới khi tham gia giao thơng[23]; (2) duy trì hệ thống bảo hiểm lao động cho cơng nhân theo đó trong các trường hợp bồi thường thiệt hại do trong các vụ tai nạn do các thiết bị có khuyết tật gây ra thì tiền bồi thường cơng nhân được lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước chứ không phải từ công ty sản xuất sản phẩm khuyết tật[24]; (3) duy trì hệ thống bồi thường theo Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng; (4) duy trì hệ thống bồi thường cho người sử dụng các sản phẩm được phẩm theo Luật bồi thường cho người bị thiệt hại từ tác dụng phụ của thuốc (năm 1978) hoặc Luật bồi thường cho người bị thiệt hại từ tác dụng phụ của các sinh phẩm y tế[33].