Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 110 - 115)

tiêu dùng của Việt Nam hiện nay

Với những điểm mới như trên, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được ban hành đã khắc phục được những hạn chế của các quy định pháp luật trước đó về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đặc biệt là Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999. Tuy nhiên, để Luật Bảo vệ người tiêu dùng có thể thực thi đầy đủ thì cần có văn Bản hướng dẫn việc thực hiện Luật. Chính vì vậy, ngày 27 tháng 10 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2011/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011). Tuy nhiên, tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng cũng như việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức của mỗi cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn rất thấp đã dẫn đến rất nhiều hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Vì lợi nhuận của mình, các cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn “cố gắng” giảm thiểu các chi phí đầu vào trong sản xuất, coi nhẹ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, dẫn tới người tiêu dùng vẫn phải trả tiền với giá đầy đủ nhưng chỉ được hưởng chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp, không tương xứng với đồng tiền họ bỏ ra. Các doanh nghiệp dường như vẫn thờ ơ trước quyền và lợi ích của người tiêu dùng,

nhiều doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi quyền lợi của người tiêu dùng. Đây là một điều đáng buồn hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh một số doanh nghiệp đặt quyền lợi người tiêu dùng lên hàng đầu thì vẫn cịn rất nhiều doanh nghiệp lãnh đạm với người tiêu dùng.

Một nguyên nhân nữa là ý thức tự bảo vệ của mỗi người tiêu dùng cũng chưa được phát huy đúng mức. Nhiều người tiêu dùng tỏ ra thờ ơ, hoặc không biết quyền của mình khi đi mua các sản phẩm hàng hố, dịch vụ. Người tiêu dùng Việt Nam được coi là “người tiêu dùng dễ dãi nhất trên thế giới” và được bảo vệ kém nhất trên thế giới. Khi đứng trước các hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng sai quy cách, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen đấu tranh hay phản ứng quyết liệt để tự bảo vệ mình do tâm lý ngại kiện tụng, ngại tranh chấp nên khi mình bị thiệt hại do sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì thường bỏ qua. Sự “dễ dãi” của người tiêu dùng cũng là một nhân tố góp phần gia tăng hiện tượng vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng của các nhà sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, sự yếu kém trong nhận thức và phối hợp hoạt động của các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật còn hạn chế. Nhận thức của mỗi cá nhân, tập thể các ngành các cấp thuộc các cơ quan thực thi pháp luật đối với quyền của người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Nếu khơng có nhận thức đúng, đầy đủ sẽ dẫn tới thái độ xem thường, lơ là, đôi khi vô trách nhiệm trong việc thực thi bảo vệ người tiêu dùng. Cơng tác thanh tra, kiểm sốt kém hiệu quả, khơng thường xun, mang tính hình thức của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng hàng hố dịch vụ khơng đáp ứng ngang bằng với giá cả của nó. Điều này cũng dẫn tới thiệt hại cho người tiêu dùng. Ngồi ra cơng tác thơng tin, tuyên truyền giáo dục đối với người sản xuất kinh doanh (người cung cấp hàng hoá, dịch vụ) cũng như đối với

người tiêu dùng về ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cịn hạn chế. Việc cơng bố, đưa các vụ việc xâm phạm, gây hại cho người tiêu dùng lên các phương tiện thơng tin đại chúng cịn chưa nhiều, chưa thường xuyên. Đặc biệt, việc công bố các văn bản pháp luật liên quan tới người tiêu dùng và quyền lợi của người tiêu dùng, trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh đối với quyền lợi của người tiêu dùng, các khung hình phạt... đối với các vi phạm... trên báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thơng tin tun truyền khác còn hạn chế, chưa thoả đáng, chưa tạo ra được hiệu quả giáo dục cao, chưa tạo ra được những chuyển biến về nhận thức trong mỗi cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trong chính bản thân người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một ngun nhân rất quan trọng khác nữa là cịn có những quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Như đã phân tích ở trên, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng mới được ban hành tuy đã có rất nhiều điểm mới nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, về quy định đăng ký hợp đồng mẫu. Luật Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng năm 2010 và văn Bản hướng dẫn thi hành quy định trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật. Theo đó, Bộ Cơng Thương có trách nhiệm tiếp nhận trong trường hợp hợp đông theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên; Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, các cơ quan này phải thành lập bộ phận chuyên trách để đảm nhiệm việc tiếp nhận, thẩm định hợp đồng. Đây là công việc địi hỏi phải có thời

gian chuẩn bị từ thủ tục thành lập, xin kinh phí đến việc tuyển dụng, đào tạo nhân lực. Theo như tình hình hiện nay, thì việc thực hiện từ phía doanh nghiệp, nhà sản xuất kinh doanh cũng như cơ quan thẩm quyền có chức năng này còn nhiều vướng mắc hay chưa thể thực hiện được như quy định.

Hai là, việc thực thi quyền bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Theo

quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành thì người tiêu dùng được bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Tuy nhiên, việc quy định như trên vẫn cịn chưa đầy đủ vì giả sử xảy ra những trường hợp đại loại như mạng Playstation của Sony không bảo mật được thông tin của khách hàng hay Apple “theo dõi” khách hàng thì khiếu nại ai, kiện ai khi những cơng ty này đều khơng có mặt tại Việt Nam.

Ba là, việc quy định về thủ tục rút gọn phiên tịa có lẽ cũng sẽ là một

vướng mắc. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là luật nội dung, trong khi Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành cũng có dự thảo sửa đổi (đang trình Quốc hội) là luật về hình thức đều khơng có quy định về vấn đề này. Như vậy, tịa án sẽ rất khó có cơ sở để tiến hành xét xử theo thủ tục rút gọn vì thủ tục xét xử phải tuân theo luật về hình thức, tức Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bốn là, quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa

được rõ ràng. Ví dụ như vụ ly độc Trung Quốc tràn ngập ở ta mà khơng xử lý được. Vì chỉ mỗi một cái ly đấy mà có đến ba Bộ cùng quản lý, rút cuộc chẳng có trách nhiệm chình thuộc về ai.

Năm là, về việc hỗ trợ kinh phí của Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ

người tiêu dùng. Theo quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng để được nhà nước hỗ trợ kinh

phí khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để được thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước thì phải thỏa mãn đủ bốn điều kiện sau:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có tơn chỉ, mục đích hoạt động vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm;

- Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

Quy định điều kiện như trên cũng gây khó khăn cho các tổ chức xã hội khi muốn được giao kinh phí hỗ trợ để bảo vệ người tiêu dùng. Bởi vì, kinh phí hoạt động của tổ chức xã hội đa phần là nguồn kinh phí tự chủ nên nếu quy định phải có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm thì trong khoảng thời gian một năm đó hoạt động của tổ chức xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ có các quy định về nhiệm vụ nhà nước giao là những nhiệm vụ nào và thẩm quyền giao nhiệm vụ còn việc quy định về thủ tục, cách thức, thông tin công bố từ đâu để được nhận hỗ trợ kinh phí pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể. Điều này sẽ gây khó khăn cho các tổ chức xã hội nếu muốn thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, các quy định pháp luật mới được ban hành của nước ta về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuy đã khắc phục được những hạn chế của các quy định pháp luật trước đây nhưng vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. Điều này đã khiến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn cũng như tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn còn xảy ra ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)