Pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 68 - 73)

Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia có hiệu lực từ ngày 15/11/1999 sau 10 năm xây dựng. Trước khi đạo luật này được ban hành, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được quy định trong nhiều văn bản, bao gồm Luật diễn giải thương mại năm 1972 (Trade Descriptions Act), Luật về bán hàng năm 1957 (Sale of Goods Act) và các quy định điều chỉnh một số loại thực phẩm. Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia được xem là bước tiến quan trọng trong việc mở rộng mức độ bảo vệ tới cá nhân người tiêu dùng, người thường là ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất, cung ứng là đối tượng bị người tiêu dùng khiếu nại.

Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Malaysia gồm 14 chương, 150 điều gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Về đối tượng áp dụng: Luật được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ được bán hoặc cung cấp cho một hoặc một số người tiêu dùng và không áp dung đối với: 1) Chứng khoán được quy định trong Luật kinh doanh chứng

khoán 1983; 2) Hợp đồng trong tương lai quy định trong Luật mua bán hàng hóa giao sau 1993; 3) Các giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử; 4) Các dịch vụ được điều chỉnh bởi văn bản luật khác. Phần mở đầu của Luật cũng khẳng định: Các quy định trong Luật này không làm mất hiệu lực hay ngăn cản hiệu lực của bất kì luật nào quy định nghĩa vụ của thương nhân nghiêm khắc hơn quy định trong Luật này hoặc đưa ra các biện pháp có lợi cho người tiêu dùng hơn so với quy định của Luật này.

- Chủ thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra trước hết là nhà sản xuất (bao gồm cả người đưa tên lên nhãn hiệu thương mại của sản phẩm) và nhà nhập khẩu. Trong trường hợp nhà cung cấp sản phẩm không thể thông tin về nhà sản xuất hay nhập khẩu thì nhà cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Trách nhiệm này cũng được loại trừ đối với người cung cấp nông sản chưa qua bất kỳ quá trình chế biến nào. Trong trường hợp có từ hai người trở lên phải chịu trách nhiệm, mỗi người sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm đồng thời liên đới chịu trách nhiệm với những người còn lại.

- Trách nhiệm đối với thiệt hại theo luật của Malaysia bao gồm cả cái chết, thương tật, hay bất kì mất mát, thiệt hại nào đối với tài sản cá nhân. Trách nhiệm này không bao gồm bao hàm mất mát, thiệt hại đối với sản phẩm có khuyết tật.

- Về bảo đảm, bảo hành hàng hóa được cung cấp tới người tiêu dùng (áp dụng cho hàng hóa cung cấp kèm theo hay không kèm theo dịch vụ), bao gồm: bảo đảm về quyền của người tiêu dùng, bảo hành về chất lượng hàng hóa, bảo hành hàng hóa phù hợp với mục đích nhất định, bảo hành hàng hóa dùng như mơ tả, bảo hành hàng hóa đúng theo mẫu. Ngồi ra, phần này cịn quy định bảo hành về giá hàng hóa, bảo hành sửa chữa và phụ tùng thay thế, bảo hành đặc biệt từ nhà sản xuất.

- Về bảo hành về dịch vụ và quyền của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp dịch vụ về điều khoản bảo hành. Khi cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng, nhà cung ứng cần có điều khoản bảo đảm về các vấn đề: bảo đảm dịch vụ được thực hiện với sự chăm sóc khách hàng và kĩ năng hợp lí; bảo đảm dịch vụ cung ứng tương thích với mục đích nhất định; bảo đảm về thời điểm hoàn thành dịch vụ; bảo đảm về giá cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp nhà cung dịch vụ không tuân thủ điều khoản bảo hành về dịch vụ theo quy định trên thì người tiêu dùng có quyền địi đền bù.

- Về quyền của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp và quyền của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất liên quan đến đến bảo hành hàng hóa. Luật này quy định quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất khi hàng hóa khơng tn thủ điều khoản bảo hành quy định tại Chương V. Người tiêu dùng có thể được đền bù cho những thiệt hại từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất trong các trường hợp như: có sự giảm giá trị hàng hóa do khơng tn theo diều khoản ban hành, hàng hóa trong thực tế có mức giá thấp hơn mức giá mà người tiêu dùng đã trả hoặc phải trả.

- Về chế độ trách nhiệm nghiêm ngặt liên quan đến hàng hóa có khuyết tật dựa theo quy định tại Chỉ thị của Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, trách nhiệm nghiêm ngặt không phải là khái niệm mới mẻ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia, bởi Luật Diễn giải thương mại năm 1972 cũng đã có một số quy định dựa trên khái niệm này. Luật của Malaysia xác định khuyết tật qua sản phẩm căn cứ vào mức độ an toàn. Cụ thể là sản phẩm sẽ được coi là có khuyết tật nếu khơng đạt được u cầu về an tồn như mức độ mà một người tiêu dùng thơng thường có quyền trơng đợi đối với sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở xem xét tất cả các yếu tố liên quan được quy định trong Luật. Luật này cũng quy định một sản phẩm sẽ không được coi là có khuyết tật chỉ vì mức độ an tồn của nó thấp hơn so với mức độ an

toàn của một sản phẩm được cung cấp sau.

- Về phạm vi trách nhiệm, Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia quy định các thiệt hại thuộc phạm vi phải chịu trách nhiệm do khuyết tật của sản phẩm không bao gồm thiệt hại đối với chính khuyết tật và thiệt hại đối với chính sản phẩm có khuyết tật và thiệt hại đối với những sản phẩm có khuyết tật và thiệt hại đối với những tài sản tại thời điểm bị mất mát hay thiệt hại không phải là tài sản tiêu dùng hoặc không được người thiệt hại định sử dụng cho mục đích chính là tiêu dùng.

- Về cơ sở xác định trách nhiệm, Điều 70 Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia viện dẫn Luật dân sự năm 1956, theo đó thiệt hại mà một người phải chịu trách nhiệm sẽ được coi là thiệt hại gây ra bởi hành vi sai trái, bất cẩn hay lỗi của người đó. Như vậy, lỗi trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Malaysia là lỗi suy đoán và để khiếu kiện, chỉ cần xác định có thiệt hại xảy ra hay khơng và có người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó hay khơng (nhà sản xuất, nhập khẩu hay cung ứng).

- Với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, để ngăn ngừa các thương nhân sử dụng ưu thế của mình để đưa ra những điều khoản loại trừ trách nhiệm khi giao kết hợp đồng với người tiêu dùng, Điều 71 Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia quy định trách nhiệm đối với người bị thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của sản phẩm và đối với người phụ thuộc của người đó sẽ khơng bị hạn chế hay loại trừ bởi bất kỳ điều khoản hợp đồng, thông báo hay quy định nào.

- Về các trường hợp được miễn trách nhiệm: Các trường hợp được miễn trách nhiệm theo Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia tương đối hạn chế và chỉ có năm trường hợp, đó là:

+ Hàng hóa có khuyết tật chỉ vì lí do phải tn theo các tiêu chuẩn luật định;

+ Nhà sản xuất đó đã khơng cung ứng sản phẩm khuyết tật đó; + Khuyết tật được nêu ra khơng tồn tại khi hàng hóa được cung cấp; + Kiến thức khoa học kỹ thuật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp khơng cho phép phát hiện ra khuyết tật; hoặc

+ Do áp dụng quy định về trách nhiệm của người cung cấp phụ kiện. - Luật của Malaysia cũng trao cho Bộ trưởng Bộ Nội thương và bảo vệ Người tiêu dùng quyền quyết định không áp dụng trách nhiệm sản phẩm đối với một hoặc một loại hàng hóa cụ thể. Khi đã có quyết định của Bộ trưởng đăng trên Công báo tuyên bố rằng không một thủ tục tố tụng nào được áp dụng tại tòa án đối với khuyết tật của bất kì hàng hóa hoặc loại hàng hóa nhất định thì khơng một thủ tục tố tụng nào có thể được tiến hành tại tòa án đối với khuyết tật của hàng hóa đó.

- Luật cũng quy định về sự vi phạm, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý và biện pháp khắc phục liên quan đến các hành vi sai lệch, dối trá, tuyên bố dối trá có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng cũng như các hành vi không lành mạnh khác và tính an tồn của hàng hóa dịch vụ. Theo đó, người vi phạm là tổ chức kinh doanh thường sẽ bị phạt không quá 250.000 ringgit và đối với lần thứ hai hoặc lần tiếp theo là không quá 500.000 ringgit, người vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt không quá 100.000 ringgit hoặc bị phạt tù không quá ba năm hoặc phối hợp cả hai chế tài trên. Trường hợp tiếp tục vi phạm, ngồi các hình phạt nói trên, người vi phạm sẽ bị phạt không quá 1000 ringgit cho mỗi ngày có hành vi vi phạm tiếp diễn sau khi bi buộc tội. Tuy nhiên, người vi phạm có thể được giảm trách nhiệm pháp lí trong một số trường hợp như: do hành vi hoặc lỗi của người khác, do tai nạn, do nguyên nhân ngoải tầm kiểm soát của người vi phạm hoặc người vi phạm đã tiến hành các biện pháp phịng ngừa có thể chấp nhận được để tránh sự vi phạm đó. Bên cạnh đó, Luật cũng cho phép tịa án tuyên bố toàn bộ hoặc một phần hợp đồng

vơ hiệu và u cầu người có hành vi vi phạm phải trả lại tiền hoặc tài sản, bồi thường cho thiệt hại hoặc mất mát và sửa chữa những hàng hóa bị khiếm khuyết.

- Về Hội đồng tư vấn tiêu dùng quốc gia. Hội đồng này do Bộ trưởng Bộ nội thương và bảo vệ người tiêu dùng thành lập để tư vấn cho Bộ trưởng các vấn đề về người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về công tác người tiêu dùng và các vấn đề khác mà Bộ trưởng đưa ra nhằm thực thi Luật này và công tác bảo vệ người tiêu dùng một cách hiệu quả. Hội đồng gồm: Tổng thư ký của Bộ trưởng và không quá 16 thành viên khác đại diện cho lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ và viện sĩ hàn lâm. Bộ trưởng sẽ bổ nhiệm Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng.

- Về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan chuyên giải quyết những vụ việc liên quan đến người tiêu dùng. Cơ quan này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ nội thương và bảo vệ người tiêu dùng (có thể gọi cơ quan này là Hội đồng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng). Hội đồng này bao gồm có một chủ tịch, một phó chủ tịch và một số thành viên khác do Bộ trưởng bổ nhiệm. Quy định về thẩm quyền, về thủ tục giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, về quyết định giải quyết và các vấn đề khác của Hội đồng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Điều 97 quy định: “Người tiêu dùng có thể cùng nhau gửi khiếu nại với phí khởi kiện về những thiệt hại của mình đến Hội đồng đối với bất kì vấn đề gì liên quan đến lợi ích người tiêu dùng theo Luật này”. Một điểm đặc biệt đối với quyết định của Hội đồng là quyết định này là quyết định cuối cùng và ràng buộc tất cả các bên[33,30].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)