Người thừa kế đang ở nước ngoài vào thời điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (người Việt Nam và/hoặc người nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 63)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

2.1. Người thừa kế đang ở nước ngoài vào thời điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (người Việt Nam và/hoặc người nước ngoà

phân chia di sản thừa kế (người Việt Nam và/hoặc người nước ngoài đang ở nước ngoài)

* Liên quan đến người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Về việc nhận thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó" [20, đ, khoản 1, Điều 179].

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 quy định: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam" [20, khoản 1, Điều 186].

Tại khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở: "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này" [23, khoản 1, Điều 8].

 C được nhận thừa kế bất động sản ở Việt Nam theo một trong hai

trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nếu C được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì C được

công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Khi đó, C được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp 2: Nếu C không được phép nhập cảnh vào Việt Nam, không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, thì C được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

* Liên quan đến người thừa kế là người nước ngoài

Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 quy định về người sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư [20, Điều 5].

Như vậy, theo quy định trên, F là người nước ngồi nên khơng được quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện cá nhân nước ngồi được sở hữu nhà ở theo hình thức thừa kế tại Việt Nam: "Cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật" [23, khoản 3, Điều 160].

 F nhận thừa kế theo di chúc của ông A là căn nhà 3 tỉ đồng nhưng F

không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ được nhận quyền sở hữu nhà ở thương mại tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện trên.

Việc có hay khơng cho người nước ngồi quyền sử dụng đất tại Việt Nam là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này:

Quan điểm 1: Không đồng ý bổ sung đối tượng sử dụng đất trên lãnh

Theo Luật Nhà ở năm 2014, cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự thì được quyền mua, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ [23, b, khoản 2, Điều 159].

Thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các hợp đồng, giao dịch nhưng không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn. Thời hạn sở hữu nhà ở ghi rõ trong giấy chứng nhận [23, c, khoản 2, Điều 161].

Trước khi hết thời hạn trên, người đó được quyền bán, tặng cho căn nhà của mình. Nếu quá thời hạn sở hữu nhà ở mà chủ nhà khơng bán, tặng cho thì căn nhà sẽ thuộc sở hữu Nhà nước [23, đ, khoản 2, Điều 161].

Khi muốn cho th nhà ở, người nước ngồi phải thơng báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này [23, a, khoản 2, Điều 162]. Việc thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở phải thơng qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam [23, c, khoản 2, Điều 162].

Luật Nhà ở năm 2014 quy định rõ người nước ngoài được sở hữu chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm an ninh, quốc phòng. Họ được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tịa nhà chung cư, trong một khu vực có số dân tương đương một phường thì người nước ngồi được sở hữu khơng quá 250 căn biệt thự, nhà liền kề [23, a, khoản 2, Điều 161].

Nhiều người quan ngại rằng khi Nhà nước công nhận cá nhân nước ngồi được quyền sử dụng đất thì những người này sẽ chính thức tạo ra những "lãnh địa" riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh của khu vực và quốc gia. Bên cạnh đó, cá nhân nước ngồi được sử dụng đất tại Việt Nam có thể tìm những sơ hở, điểm chưa rõ ràng của pháp luật Việt Nam để thu gom quyền sử

dụng đất, dẫn đến người dân Việt Nam trở thành những người làm thuê cho người nước ngồi trên chính đất nước mình.

Quan điểm 2: Đồng ý bổ sung đối tượng sử dụng đất trên lãnh thổ

Việt Nam là người nước ngoài.

Những người theo quan điểm này cho rằng Luật Nhà ở năm 2014 chỉ cho người nước ngoài mua, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở trong các dự án thương mại, hướng người nước ngoài đầu tư vào những dự án nhà ở chứ không để làm hỗn loạn các khu dân cư dẫn đến tình trạng khó kiểm sốt.

Ngồi ra, số lượng nhà ở thương mại bị khống chế, thời hạn sở hữu cũng không phải vĩnh viễn và lâu dài. Vì thế, Nhà nước nên khuyến khích người nước ngoài sử dụng đất phát triển các dự án thương mại.

Mặt khác, trên thực tiễn, người nước ngồi vẫn có khả năng kiểm sốt quyền sử dụng đất ở Việt Nam dưới dạng ủy quyền cho người Việt Nam đứng tên sử dụng đất. Vậy nên, vấn đề khơng phải là có cơng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam đối với người nước ngồi hay khơng mà vấn đề là chúng ta cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản lý một cách thông minh bằng những cơng cụ có hiệu quả.

Xét theo tình hình thực tế hiện nay, với cách quản lý nhà nước còn thiếu chặt chẽ và nhiều lỗ hổng, theo tác giả luận văn, chúng ta vẫn nên theo quan điểm đầu tiên là không công nhận cá nhân nước ngồi có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)