Thực hiện nghĩa vụ tài sản để lại của người chết, quyền của chủ nợ liên quan đến di sản thừa kế và chủ nợ của người thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 66 - 69)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

2.4. Thực hiện nghĩa vụ tài sản để lại của người chết, quyền của chủ nợ liên quan đến di sản thừa kế và chủ nợ của người thừa kế

chủ nợ liên quan đến di sản thừa kế và chủ nợ của người thừa kế

Nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại bao gồm:

- Nhóm nghĩa vụ đối với Nhà nước, như: nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền phạt vi phạm hành chính…)

- Nhóm nghĩa vụ đối với cá nhân, tổ chức khác: tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân.

- Các chi phí phát sinh: chi phí mai táng, chi phí bảo quản di sản, các chi phí khác [1, tr. 67-70].

* Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Thứ tự ưu tiên thanh toán các loại nghĩa vụ trên được quy định như sau: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác [24, Điều 658].

Xét theo thứ tự trên, loại nghĩa vụ đứng trên sẽ được ưu tiên thanh tốn đầy đủ, nếu di sản cịn thì tiếp tục thanh tốn đến nghĩa vụ tiếp theo cho đến khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ. Nếu mới thanh tốn được một vài nghĩa vụ trước thì hết di sản, thì những nghĩa vụ sau sẽ khơng thực hiện được nữa.

Theo đó, nghĩa vụ cho việc mai táng được thanh tốn đầu tiên. Nhưng chi phí này phải "hợp lý". Hiểu thế nào là "chi phí hợp lý" thì đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hướng dẫn cụ thể về nội dung này.

Về tiền cấp dưỡng cho người sống nương nhờ, trên thực tế có một số người khơng có khả năng lao động để ni sống bản thân. Những người này được người khác giúp đỡ, cho họ sống nương nhờ và họ hoàn toàn phụ thuộc vào người cưu mang mình. Vì thế, khi người cho sống nương nhờ chết, họ sẽ rơi vào tình cảnh khó khăn về mọi mặt. Do đó, pháp luật có quy định ưu tiên thanh tốn cho những trường hợp này. Tuy nhiên, việc người thừa kế bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ trên mà còn ở thứ tự ưu tiên thứ tư là chưa thực sự hợp lý. Vì việc cho người khác sống nương nhờ là xuất phát từ tấm lòng nhân đạo của người cho nương nhờ, chứ khơng phải một nghĩa vụ pháp lý. Nó xuất phát từ tình cảm giữa người với người chứ không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật.

Về việc thanh toán nghĩa vụ với Nhà nước được xếp trước nghĩa vụ đối với các cá nhân, pháp nhân là chưa thỏa đáng. Thực chất, trong quan hệ nghĩa vụ, Nhà nước cũng là một chủ nợ của người chết để lại di sản. Một trong những nguyên tắc của pháp luật dân sự là các chủ thể đều bình đẳng

trong các giao dịch dân sự. Bởi thế, Nhà nước hay các chủ nợ là cá nhân, pháp nhân cần được đối xử công bằng như nhau.

Một điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 là xếp chi phí bảo quản di sản lên trước (từ vị trí thứ chín lên vị trí thứ ba). Đây là một điểm tiến bộ đáng ghi nhận của BLDS năm 2015. Bởi loại chi phí này góp phần bảo đảm cho di sản được giữ gìn một cách cẩn thận để duy trì được giá trị di sản tốt nhất cho đến khi được chia thừa kế.

* Thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ của người để lại di sản thừa kế, chủ nợ của người thừa kế:

Chủ nợ của người để lại di sản thừa kế có quyền địi nợ từ những người thừa kế di sản do khi còn sống, người để lại di sản chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

Vấn đề thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ cùng hàng thực hiện như thế nào thì BLDS năm 2015 vẫn cịn bỏ ngỏ, gây ra khó khăn cho Tịa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ này.

Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ của người để lại di sản và chủ nợ của người thừa kế từ khối di sản mà người thừa kế được hưởng.

Xét về nguồn gốc phát sinh, những nghĩa vụ được thanh toán theo quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015 là những nghĩa vụ của người để lại di sản, do người để lại di sản xác lập hoặc phải thực hiện theo luật định. Tuy nhiên, khi người để lại di sản chết, những nghĩa vụ đó được chuyển giao cho những người thừa kế. Lúc này, nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ của người để lại di sản và cho chủ nợ của người thừa kế sẽ do một chủ thể thực hiện, đó là người thừa kế [1, tr. 75].

Có hai trường hợp sẽ xảy ra như sau:

- Trường hợp di sản chưa chia và đang được người quản lý di sản quản lý: Các chủ nợ của người để lại di sản có quyền yêu cầu người quản lý di

sản trả nợ trong phạm vi di sản mà người chết để lại. Sau khi các nghĩa vụ này được thanh tốn, thì phần di sản cịn lại được chia cho những người thừa kế.

- Trường hợp di sản đã chia cho người thừa kế: Khi di sản đã được chia, di sản thừa kế và tài sản của người thừa kế trở thành khối tài sản chung thống nhất. Bởi vậy rất khó tách bạch đâu là di sản, đâu là tài sản. Vì thế, thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa hai chủ nợ nói trên cũng khó xác định. Ví dụ: A được

thừa kế di sản trị giá 500 triệu đồng, trước đó A sở hữu số tài sản 300 triệu đồng. A nợ hai người là B và C lần lượt số tiền là 400 triệu đồng và 500 triệu đồng. Vậy, tài sản mà A có sau khi nhận thừa kế là 800 triệu đồng, không đủ tiền trả nợ cho B và C (tổng số nợ là 900 triệu đồng). Trong tình huống này, B hay C được ưu tiên thanh toán trước.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa quy định rõ ràng về vấn đề này, nên quyền của các chủ nợ cũng chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)