Về điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết"

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 84)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

3.7. Về điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết"

Như đã phân tích ở mục 2.7, hiện nay có hai luồng quan điểm khác nhau về điều kiện người thừa kế "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết".

Quan điểm thứ nhất, điểu kiện trên áp dụng cho cả người thừa kế theo

pháp luật và người thừa kế theo di chúc.

Quan điểm thứ hai, điều kiện trên chỉ áp dụng cho người thừa kế theo

pháp luật.

Theo tác giả, quan điểm thứ hai là hợp lý. Bởi trên thế giới, có nhiều bản di chúc mà cá nhân được chỉ định hưởng thừa kế chưa thành thai trước khi người để lại di sản chết nhưng vẫn được thừa nhận là có hiệu lực. Điển hình là bản di chúc của Alfred Bernhard Nobel (1833-1896) - nhà bác học nổi tiếng thế giới về nghiên cứu và chế tạo thuốc nổ ở thế kỷ XIX. Ông đã viết ba bản di chúc vào các năm 1889, 1893, 1895 về việc xử lý số tài sản của ông sau khi ông qua đời. Trong bản di chúc cuối cùng, ơng viết: "Tồn bộ tài sản đó được chuyển thành tiền mặt, người thừa hành của tôi sẽ đầu tư vào chứng khốn một cách an tồn và cấu thành một loại quỹ. Lợi nhuận của quỹ được

chia thành 5 phần bằng nhau để thưởng cho những người có cống hiến lớn nhất đối với lợi ích của nhân loại trong năm trước đó, bao gồm: Người có phát hiện hoặc phát minh quan trọng nhất về lĩnh vực Vật lí; Người có phát hiện hoặc cải tiến quan trọng nhất về lĩnh vực Hóa học; Người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực Sinh lí hoặc Y học; Người từng sáng tác tác phẩm văn học kiệt xuất nhất theo khuynh hướng chủ nghĩa lí tưởng; Người từng có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất đối với việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, việc loại bỏ hoặc cắt giảm binh bị, quân đội và trong các hội nghị hịa bình." Bản di chúc đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới luật sư và báo chí. Tuy nhiên, cuối cùng, vào ngày 21/5/1898, Quốc vương Thụy Điển đã tuyên bố bản Di chúc của Nobel có hiệu lực, ngày 29-6-1900, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua Điều lệ giải Nobel. Ngày 10-12-1901, nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nobel, giải Nobel đầu tiên đã được trao. Và từ đó đến nay, hàng năm giải này ln thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới [34]. Như vậy, ngoài phương diện khoa học và danh dự, người được giải thưởng Nobel còn được coi là người thừa kế theo di chúc có điều kiện đối với di sản mà Nobel để lại.

Ngoài ra, theo xu thế phát triển vượt bậc của nền y học thế giới, hiện nay tinh trùng của đàn ơng có thể được bảo quản trong ngân hàng tinh trùng trong nhiều năm. Kể cả khi người chồng đã chết, tinh trùng của người đó có thể được cấy để thụ thai cho người vợ nhằm duy trì nịi giống. Rõ ràng, đứa trẻ đó thành thai sau khi người chồng chết nhưng được sinh ra là con đẻ của người đó.

Vì những lẽ trên, pháp luật thừa kế hiện hành nên bỏ quy định về điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" đối với người thừa kế theo di chúc là phù hợp với thực tiễn.

Kết luận Chương 3

Thừa kế là một quan hệ xã hội phức tạp, vậy nên trong quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng khơng tránh khỏi những vướng mắc, bất cập. Xuất phát từ thực trạng đó, tại chương 3 của luận văn, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm mục đích góp phần bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thừa kế, trong đó có những nội dung có liên quan đến quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa truyền thống đạo đức tốt đẹp, luôn coi trọng và quan tâm đến tình cảm của các thành viên trong gia đình. Đối với vấn đề phân chia di sản thừa kế, để không làm mất đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, pháp luật dân sự khuyến khích những người thừa kế tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản. Đồng thời, để đảm bảo tính pháp lý của văn bản thỏa thuận phân chia di sản, pháp luật cũng khuyến khích những người thừa kế thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng.

Nhằm hiểu biết chuyên sâu về vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tác giả luận văn đã tìm tịi và nghiên cứu những nội dung lý luận chung cùng các quy định pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản. Tác giả cũng phân tích tình huống áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản trên thực tiễn để từ đó cũng chỉ ra những điểm thiếu sót, bất cập của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Sau khi nghiên cứu lý luận, quy định chung của pháp luật về thừa kế và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị cần thiết nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thừa kế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)