Về di sản dùng vào việc thờ cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 79)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

3.5. Về di sản dùng vào việc thờ cúng

Nhằm đảm bảo và tơn trọng ý chí của người để lại di sản, đồng thời để phù hợp với truyền thống văn hóa của nước ta, pháp luật hiện hành đã quy định người lập di chúc có thể dành "một phần" tài sản của mình dùng vào việc thờ cúng sau khi người đó chết theo Điều 645 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, hiểu thế nào là "một phần" di sản dùng vào việc thờ cúng thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định, dẫn đến khi giải quyết việc phân chia di sản chưa có sự thống nhất trong việc xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Việc quy định như trên cũng xâm phạm quyền tự định đoạt của người để lại di sản.

Có ý kiến cho rằng, xác định "một phần tài sản trong khối di sản" là một phần tài sản trong một tài sản cụ thể, độc lập với các tài sản khác. Ví dụ:

Khi người lập di chúc định đoạt tài sản là một ngơi nhà, thì người này chỉ được dành một phần của ngôi nhà mà khơng được để lại tồn bộ ngơi nhà để thờ cúng.

Ý kiến khác lại cho rằng, xác định "một phần tài sản trong khối di sản" là một phần tài sản của toàn bộ khối di sản mà người chết để lại, chứ không phải của một tài sản độc lập. Như vậy, ở ví dụ trên, người lập di chúc có thể định đoạt tồn bộ ngơi nhà dùng vào việc thờ cúng.

Bởi sự thiếu thống nhất như trên, nên theo tác giả luận văn, pháp luật không nên sử dụng cụm từ "một phần" khi quy định về việc người lập di chúc được quyền dành di sản cho việc thờ cúng. Pháp luật nên quy định theo hướng "người lập di chúc có quyền dành tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng". Điều này đồng thời cũng không làm hạn chế quyền tự do định đoạt của người lập di chúc.

Về việc ảnh hưởng đến phần di sản của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tác giả cho rằng, pháp luật cần quy định rõ ràng về việc phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được xâm phạm vào phần di sản của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Hay nói cách khác, phần di sản thờ cúng phải nhỏ hơn hoặc bằng hiệu số của tổng số di sản trừ đi phần di sản của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)