Đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 48)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

1.3.1. Đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Đối tượng của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính là khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại. Để xác định tài sản có phải di sản thừa kế hay khơng thì cần chứng minh quyền sở hữu của người chết đối với tài sản đó khi cịn sống, thơng qua các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài sản thuộc di sản thừa kế. Theo đó, di sản thừa kế có thể là tài sản riêng của người chết hoặc là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.

1.3.1.1. Di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu riêng của người chết

Thông qua quá trình lao động và sản xuất, con người đã tích lũy được cho mình một khối lượng tài sản nhất định và có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó, cịn được gọi là tài sản riêng của cá nhân. Liên quan đến tài sản riêng của cá nhân, pháp luật điều chỉnh phổ biến nhất là xác định tài sản riêng của vợ, chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa trên những cơ sở sau đây:

Một là, tài sản riêng của vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn.

Về nguyên tắc, tài sản được tạo lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng, người liên quan có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó được tạo lập trước khi kết hơn. Việc chứng minh này trở nên đơn giản nhất khi tài sản sau khi hai bên kết hơn vẫn giữ ngun tình trạng như trước khi kết hơn. Tuy nhiên, rất ít trường hợp tài

sản vẫn giữ nguyên được tình trạng như vậy, ví dụ: anh A có tài sản riêng

trước hôn nhân là ngôi nhà X. Sau khi kết hôn, anh A quyết định sửa chữa lại căn nhà. Như vậy, đã có sự thay đổi tình trạng ngơi nhà trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp này, để tránh tranh chấp về sau, cần có văn bản thỏa thuận tài sản riêng hoặc cam kết tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Hai là, tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản được thừa kế riêng, được

tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Xuất phát từ quan hệ huyết thống, hơn nhân hoặc ni dưỡng, vợ hoặc chồng có thể được hưởng thừa kế phần di sản của người chết là thành viên trong gia đình mình (đối với quan hệ hơn nhân, vợ hoặc chồng có thể nhận thừa kế di sản của người chồng hoặc người vợ đã chết trước đó). Khi đó, tài sản được thừa kế riêng được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.

Trường hợp được tặng cho riêng, đây là một dạng giao dịch dân sự khơng có đền bù nên khơng xét đến cơng sức đóng góp của vợ hoặc chồng đối với tài sản đó.

Ba là, tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có thể do vợ chồng tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc nếu khơng thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết [22, Điều 38]. Việc này khơng làm thay đổi mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có thể bị vơ hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2014.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có thể chấm dứt hiệu lực khi có thỏa thuận giữa vợ và chồng. Trường hợp chia tài sản chung theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì thỏa thuận chấm dứt việc chia tài sản chung phải được Tịa án cơng nhận [22, Điều 41].

1.3.1.2. Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Thực tế cho thấy, một tài sản không chỉ thuộc sở hữu của một cá nhân mà có thể do nhiều cá nhân đồng sở hữu. Pháp luật dân sự quy định đó là "sở hữu chung". Các đồng chủ sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sở hữu chung bao gồm: sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần.

* Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất với người khác:

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

* Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần với người khác:

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình [24, Điều 216]. Để xác định di sản thừa kế của người chết để lại trong trường hợp này, cần xác định phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với các chủ thể khác theo tỉ lệ.

1.3.1.3. Di sản thừa kế không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia

* Di sản thờ cúng:

Thờ cúng là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Di sản được dùng vào việc thờ cúng là phần di sản trong khối di sản mà người chết để lại được người đó xác định trong di chúc là giao phần di sản đó

cho một người nhất định quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản đó.

Về bản chất, di sản thờ cúng là tài sản dùng vào việc thờ cúng, có thể là hiện vật, tiền (phụ thuộc vào tài sản mà người lập di chúc đã chỉ rõ). Phần di sản này không được phép chia thừa kế. Di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ là một phần của di sản do người chết để lại, cịn phần khơng định đoạt vào việc thờ cúng được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật [26, tr. 49]. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người đó thì khơng được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

* Di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính:

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế trong một số trường hợp bởi quy định của thủ tục hành chính.

Ví dụ: Tại thành phố Hà Nội, để tránh tình trạng những mảnh đất quá

nhỏ, những ngôi nhà siêu mỏng làm mất mỹ quan đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 về việc ban hành Quy định về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố, trong đó tại khoản 1 Điều 5 quy định diện tích thửa đất được phép tách thửa khơng nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn [35, khoản 1, Điều 5]. Trong trường hợp này, nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn 30 m2 thì các đồng thừa kế khi làm thủ tục khai nhận di sản phải đứng tên đồng sở hữu hoặc thỏa thuận để cho một người thừa kế đứng tên.

* Có người hưởng di sản chưa có hoặc mất năng lực hành vi dân sự:

Người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự tham gia vào các giao dịch dân sự thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Tuy

nhiên, người đại diện không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [24, khoản 3, Điều 141]. Trong việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng vậy.

Ví dụ: Ơng A chết, để lại di sản thừa kế cho vợ và hai con là người

chưa thành niên. Trong trường hợp này không thể thỏa thuận phân chia di sản được, bởi người đại diện của hai con chưa thành niên là người mẹ, người này khơng thể xác lập giao dịch với chính mình. Theo đó, cách thức giải quyết là làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Sau đó đợi hai con thành niên rồi mới tiến hành phân chia di sản thừa kế.

* Theo ý chí của người lập di chúc:

Nếu người để lại di sản định đoạt trong di chúc rằng di sản này không thể phân chia hoặc chỉ có thể phân chia sau một thời gian nhất định hoặc sau khi xảy ra một sự kiện nhất định thì những người thừa kế phải tơn trọng ý chí của người lập di chúc (nếu điều kiện trong di chúc không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội).

Ví dụ: Ơng X viết di chúc để lại di sản cho các con là anh Y và chị Z

một căn nhà và nêu rõ căn nhà này để các con sử dụng chung chứ khơng được phân chia hay bán. Ơng X cũng có di sản là một khoản tiền tiết kiệm cho anh Y nhưng nội dung di chúc ghi rõ sau khi ơng X mất thì số tiền đó để lại cho anh Y với điều kiện anh Y có nghĩa vụ nuôi bé A (là con riêng của ông X) đến khi bé A đủ 18 tuổi.

* Trường hợp chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình

Trường hợp những người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng

còn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn ba năm mà người còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì người đó có quyền u cầu Tịa án gia hạn một lần nhưng không quá ba năm.

1.3.1.4. Phân loại di sản thừa kế

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản này được gọi là di sản thừa kế. Vì vậy, việc phân loại di sản thừa kế tương tự như phân loại tài sản thông thường. Để phân loại tài sản, các nhà làm luật dựa vào những căn cứ khác nhau.

* Các tiêu chí phân loại:

Căn cứ vào chủ sở hữu tài sản, tài sản được chia thành: Tài sản công, tài sản chung và tài sản tư.

- Tài sản công được hiểu là những tài sản thuộc sở hữu của toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ cơng, bảo đảm quốc phịng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác [25, khoản 1, Điều 3].

- Tài sản chung là những tài sản thuộc quyền sở hữu của từ ít nhất hai chủ thể trở lên, đây được gọi là sở hữu chung. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản, gồm: sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất [24, Điều 207].

- Tài sản tư là tài sản thuộc quyền sở hữu của một chủ thể duy nhất. Các loại tài sản tư bao gồm: thu nhập hợp pháp, tư liệu sinh hoạt, sản xuất, của cải để dành… Cá nhân có thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào đặc tính vật lý (khả năng di dời của tài sản), tài sản được chia thành: động sản và bất động sản.

Sự khác nhau giữa bất động sản và động sản được thể hiện qua các điểm sau:

- Tính di dời: Bất động sản không thể di dời được do bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản. Ngược lại, động sản là những tài sản có thể di dời, thay đổi vị trí.

- Tính lâu dài: Bất động sản có thời gian tồn tại rất lâu. Đối với đất đai - tài nguyên thiên nhiên có thể tồn tại gần như mãi mãi. Một số cơng trình xây dựng có tuổi thọ đến hàng trăm năm. Trái lại, động sản có thời gian tồn tại ngắn, nhất là những động sản có tính chất tiêu hao.

- Tính chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau: Các bất động sản chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Một bất động sản có thể được bao bọc bởi các bất động sản khác. Do vậy, quy chế pháp lý dành cho loại tài sản này rất chặt chẽ, trong đó có những quy định liên quan đến quyền đối với bất động sản liền kề (địa dịch). Quyền này khơng được xác lập với động sản.

• Căn cứ vào đặc điểm vật chất, tài sản được chia thành: tài sản hữu

hình và tài sản vơ hình.

Tài sản hữu hình và tài sản vơ hình khác nhau ở đặc điểm vật chất: - Tài sản hữu hình là những tài sản mà con người có thể cảm nhận bằng các giác quan.

- Khác với tài sản hữu hình, tài sản vơ hình thường được hình thành trên một tài sản hữu hình, được gọi là quyền tài sản hay là sản phẩm của các hoạt động sáng tạo của con người như tài sản trí tuệ.

* Phân loại tài sản theo pháp luật Việt Nam:

• Phân loại tài sản theo hình thức tồn tại:

Pháp luật dân sự Việt Nam dùng phương pháp liệt kê khi định nghĩa tài sản: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản" [24, khoản 1, Điều 105].

- Vật:

Vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của con người, vật có thể tồn tại tự nhiên hoặc do con người tạo ra [32, tr. 132].

Một tài sản được coi là vật khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Phải tồn tại khách quan, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

+ Con người có thể chiếm hữu được.

+ Phải xác định được giá trị, khai thác được công dụng và đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vật chất của con người.

+ Được phép lưu thông trong giao lưu dân sự.

- Tiền:

Theo quan niệm của C. Mác thì tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Tiền là phương tiện có thể làm trung gian trao đổi trong giao dịch dân sự. Tiền được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác và nó phải có giá trị lưu hành trên thị trường [15, tr. 24], tức là nó chỉ được coi là tài sản khi được pháp luật thừa nhận.

- Giấy tờ có giá:

Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi được trong giao lưu dân sự. Hiện nay, các giấy tờ có giá được lưu hành rộng rãi là: séc, cổ phiếu, trái phiếu…

- Về mặt hình thức, giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức và trình tự mà pháp luật quy định.

- Về mặt nội dung, giấy tờ có giá thể hiện trên bề mặt quyền tài sản. Giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và được pháp luật bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)