Giá trị pháp lý của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 52 - 55)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

1.3.3. Giá trị pháp lý của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được cơng chứng có giá trị pháp lý sau:

1.3.3.1. Giá trị chứng cứ

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã trở thành chứng cứ để xác lập quyền sở hữu của những người thừa kế đối với phần di sản mà họ nhận được. Việc hủy bỏ

văn bản này không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân theo các quy định của pháp luật.

1.3.3.2. Giá trị thi hành

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được cơng chứng có giá trị thi hành đối với các bên giao kết, trong đó có cam kết về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà những người thừa kế đã thỏa thuận. Do đó, căn cứ vào văn bản đó, những người thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận, nếu có người khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng cam kết thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo luật định.

Ngoài ra, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Để được công nhận là chủ sở hữu di sản thừa kế, tùy vào di sản thừa kế là động sản hay bất động sản, người thừa kế sẽ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc đăng ký tài sản được quy định tại Điều 106 BLDS năm 2015, cụ thể như sau:

- Đối với di sản thừa kế là bất động sản, người thừa kế bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký tài sản, bao gồm: đất đai; nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với di sản thừa kế là động sản thì khơng phải đăng ký. Nhưng có một số động sản đặc biệt được quy định riêng và bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật, bao gồm: tàu biển; phương tiện nội thủy địa; tàu cá; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quyền sở hữu tàu bay; phương tiện giao thông đường sắt; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Kết luận Chương 1

Quan hệ thừa kế là một trong những quan hệ xã hội phức tạp, địi hỏi phải có cơ chế pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ đó. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là hoạt động của những người thừa kế cùng thống nhất xây dựng một hợp đồng dân sự với mục đích chấm dứt tình trạng sở hữu chung khối di sản do người chết để lại, xác lập quyền sở hữu của mỗi người với phần di sản thừa kế mà họ được hưởng. Tại chương 1 của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề trọng tâm liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như: khái niệm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận bao gồm: chủ thể, mục đích, nội dung, hình thức và các vấn đề pháp lý khác có liên quan… Những nội dung trên là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại chương 2 của luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)