Đại diện cho người thừa kế là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 66)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

2.3. Đại diện cho người thừa kế là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự,

hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi tham gia vào các giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch về thừa kế, thì phải thực hiện thơng qua người đại diện hợp pháp của họ. Tuy

nhiên, khi áp dụng pháp luật về chế định đại diện vào thực tiễn, có một số vướng mắc phát sinh.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện như sau: "Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự" [24, khoản 1, Điều 134].

Quy định trên xác định mục tiêu đại diện trong xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự đó là vì lợi ích của người được đại diện. Nhưng thẩm quyền của người đại diện trong trường hợp không xác định được phạm vi đại diện lại quá rộng, cụ thể tại khoản 2 Điều 141 BLDS năm 2015 quy định: "Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [24, khoản 2, Điều 141]. Việc phân loại xác định hoặc không xác định được phạm vi đại diện dẫn đến tình trạng người đại diện thực hiện quá phạm vi đại diện, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người được đại diện, nhất là liên quan đến vấn đề sở hữu tài sản của các đối tượng là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Mặt khác, cũng có sự mâu thuẫn giữa quy định tại các khoản của Điều 141 BLDS năm 2015. Cụ thể, trong khi khoản 2 thừa nhận trường hợp phạm vi của đại diện khơng xác định, thì khoản 4 lại đưa ra địi hỏi người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết phạm vi đại diện của mình, tức là người đại diện khi tiến hành hoạt động đại diện thì phải: (1) thơng báo với đối tác về việc đại diện cho ai; (2) thông báo về phạm vi đại diện. Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 143 BLDS năm 2015 quy định trong một số trường hợp, người thứ ba giao dịch với người đại diện không phải lúc nào cũng biết phạm vi đại

diện của người đại diện. Như vậy, quy định tại khoản 4 Điều 141 BLDS năm 2015 là chưa hợp lý.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: "Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập thực hiện" [24, khoản 3, Điều 134]. Có thể hiểu, trong trường hợp pháp luật không quy định, người đại diện khơng nhất thiết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hay nói cách khác, người vơ năng có thể là đại diện [10, tr. 291-292]. Như vậy, BLDS năm 2015 không quy định các giao dịch xác lập và thực hiện với người vô năng và các hậu quả pháp lý liên quan tới người được đại diện trong trường hợp trao quyền đại diện cho người vô năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)