Về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 77)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

3.3. Về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lạ

chết để lại

- Về chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng theo quy định tại khoản 1 Điều 658 BLDS năm 2015: Vì chưa có cơ sở pháp lý nào cho việc xác định thế nào là "chi phí hợp lý" nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Theo tác giả, pháp luật Việt Nam cần có quy định hướng dẫn cụ thể, trong đó chia thành hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Nếu thực hiện nhiều nghĩa vụ tài sản theo quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015 mà toàn bộ di sản vẫn khơng đủ để thanh tốn thì để đảm bảo cho việc thanh tốn các nghĩa vụ cho các chủ nợ khác, chi phí hợp lý này chỉ nên giới hạn ở những chi phí cần thiết để tổ chức một tang lễ bình thường theo phong tục tập quán của từng địa phương.

Trường hợp thứ hai: Nếu toàn bộ di sản đủ để thực hiện các nghĩa vụ

tài sản của người chết để lại thì chi phí hợp lý cho việc mai táng có thể vượt mức bình thường theo di nguyện của người chết hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế.

- Về tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ theo quy định tại khoản 4 Điều 658 BLDS năm 2015: Việc trợ cấp này xuất phát từ tấm lòng từ thiện của người cho sống nương nhờ nên theo tác giả cần bỏ nghĩa vụ tài sản này ra khỏi danh sách những nghĩa vụ tài sản phải thanh toán do người chết để lại. Việc trợ cấp hay không do những người thừa kế tự nguyện thực hiện, không nên đưa vào thành một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc.

- Về thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ tài sản đối với Nhà nước và các chủ nợ khác theo khoản 7 và khoản 8 BLDS năm 2015: Quan điểm của tác giả là Nhà nước hay các chủ nợ là cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng như nhau với tư cách là chủ nợ của người để lại di sản. Do đó, nghĩa vụ tài sản đối với các chủ nợ này nên được xếp cùng hàng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)