Mục đích, nội dung của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 37)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

1.2.2. Mục đích, nội dung của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có hiệu lực, thỏa thuận đó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự thông thường, trong đó có điều kiện về nội dung và mục đích là: Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Điều cấm của luật là những quy định không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tơn trọng.

1.2.2.1. Mục đích

Mục đích của giao dịch dân sự nói chung là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Lợi ích ở đây có thể là lợi ích về tinh thần hoặc lợi ích về vật chất.

Trong thỏa thuận phân chia di sản, những người tham gia thỏa thuận đều hướng tới mục đích chung đó là xác lập quyền sở hữu của họ đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. Mục đích của thỏa thuận được thể hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản thỏa thuận hay nói cách khác được biểu hiện thơng qua chính nội dung của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

1.2.2.2. Nội dung

Nội dung của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là tổng hợp những điều khoản mà những người thừa kế đưa ra và thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia thỏa thuận, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của họ trong trường hợp các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với cam kết.

Nhìn chung, một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ có những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thông tin về những người thỏa thuận là những người thừa kế

của người để lại di sản: họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu …); nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Thứ hai, thông tin về người để lại di sản: Họ, chữ đệm, tên; ngày,

quan có thẩm quyền cấp); thơng tin về nơi cư trú cuối cùng (Thường trú hoặc tạm trú).

Thứ ba, thông tin về di sản. Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng

đất hay các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có thơng tin về giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu của người chết đối với di sản đó.

Thứ tư, thơng tin về quan hệ thừa kế giữa người để lại di sản và những

người thừa kế (ghi rõ người thừa kế thuộc hàng thừa kế nào).

Thứ năm, nội dung thỏa thuận: Nội dung xoay quanh việc những người thừa kế đồng ý nhận di sản hoặc tặng cho người thừa kế khác … trong đó có thỏa thuận rõ về kỷ phần mà mỗi người được nhận và quyền, nghĩa vụ cụ thể của người được hưởng di sản.

Thứ sáu, cam kết của những người tham gia thỏa thuận.

Thứ bảy, chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia thỏa thuận. Thứ tám, lời chứng của người thực hiện chứng thực hoặc công

chứng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)