Người thừa kế vắng mặt tại thời điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 64)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

2.2. Người thừa kế vắng mặt tại thời điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

sản thừa kế

Việc vắng mặt người thừa kế tại thời điểm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được đặt ra trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Những người thừa kế khác không biết người thừa kế đó ở đâu và người thừa kế vắng mặt cũng khơng biết mình được hưởng di sản và đang có việc phân chia di sản.

Nếu người thừa kế vắng mặt là người thừa kế theo di chúc và được người để lại di sản định đoạt trong di chúc rằng người đó được di tặng hoặc hưởng một vật đặc định thì những người thừa kế khác khi thỏa thuận phân chia di sản phải dành riêng phần di sản mà người thừa kế vắng mặt được nhận ra và giao cho người quản lý di sản đến khi người đó biết và trở về nhận di sản. Trường hợp di chúc không định đoạt rõ kỷ phần của từng người thừa kế thì phải đợi đến khi người thừa kế vắng mặt quay trở về, khi có đầy đủ những người thừa kế thì thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới thực hiện được.

Trường hợp thứ hai: Người thừa kế vắng mặt do những lý do khách

quan nên không thể trực tiếp tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (F thuộc trường hợp này).

Người thừa kế biết mình được hưởng di sản nhưng vì những lý do khách quan mà không thể trực tiếp thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì họ được ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch. Văn bản ủy quyền phải được cơng chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam hoặc ở nước ngồi, trong đó phải ghi rõ phạm vi ủy quyền. Nếu sau khi thỏa thuận xong, phát hiện thấy người được ủy quyền thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền, công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tịa án tun bố vơ hiệu đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)