Về đại diện trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 74 - 76)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

3.2. Về đại diện trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Đại diện là một chế định quan trọng trong đời sống pháp lý xã hội. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng đều xem đây là một chế định quan trọng, chế định trung tâm của luật dân sự hiện đại [10, tr. 283].

Vấn đề đại diện trong giao dịch dân sự nói chung và trong thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nói riêng ln được các nhà làm luật quan tâm và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng. Chế định này được coi là công cụ pháp lý để bảo vệ cho những người yếu thế trong giao dịch dân sự, tức là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba. Những người yếu thế đó bao gồm: người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây đều là những chủ thể luôn được pháp luật ưu tiên bảo vệ lợi ích.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc đại diện thông qua hai phương thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Phạm vi đại diện của hai phương thức này là khác nhau:

+ Người đại diện theo pháp luật: Pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ động tối đa trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến người được đại diện nhưng phải xuất phát từ lợi ích của người được đại diện.

+ Người đại diện theo ủy quyền: Phạm vi đại diện của những người này được xác định trong văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản ủy quyền quy định.

Như tác giả đã phân tích tại mục 2.3, về phạm vi đại diện, pháp luật dân sự nước ta nên khắc phục theo hướng quy định rõ ràng người đại diện chỉ có thẩm quyền đại diện trong các vấn đề có liên quan tới quản trị tài sản của người được đại diện trong trường hợp phạm vi đại diện không xác định để đặt ra giới hạn đại diện cho người đại diện.

Để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người thứ ba, là người xác lập giao dịch dân sự với người đại diện, thì người đại diện có nghĩa vụ phải thơng báo cho người thứ ba biết về phạm vi đại diện của mình. Tuy nhiên lại có sự mâu thuẫn giữa các quy định tại các khoản thuộc Điều 141 BLDS năm 2015 về phạm vi đại diện. Để khắc phục mâu thuẫn này, theo tác giả, pháp luật nước ta nên bỏ khoản 4 ("người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình") của Điều này để phù hợp với quy định tại các khoản còn lại.

Trong trường hợp vẫn tiếp tục giữ khoản 4 Điều 141 nêu trên thì có thể phát sinh vấn đề vướng mắc như sau: Nếu người đại diện không thông báo cho bên thứ ba tham gia giao dịch phạm vi đại diện của mình thì sẽ vi phạm điều cấm của luật, suy ra giao dịch đó bị vơ hiệu. Vậy quy định như khoản 2 và khoản 3 Điều 141 BLDS năm 2015 về vượt quá phạm vi đại diện khơng cịn ý nghĩa nữa.

Liên quan đến năng lực chủ thể của người đại diện, theo quy định của pháp luật hiện hành, người đại diện theo pháp luật bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngược lại, người đại diện theo ủy quyền khơng nhất

thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện [24, khoản 3, Điều 138].

Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa quy định các giao dịch xác lập và thực hiện với người vô năng khi quy định: "Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập thực hiện" [24, khoản 3, Điều 134]. Việc BLDS năm 2015 chưa quy định vấn đề trên dẫn đến tình trạng khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết những trường hợp người được đại diện trao quyền đại diện cho người vô năng. Vậy nên các nhà làm luật cần nghiên cứu kỹ để sửa đổi, bổ sung nội dung này vào BLDS. Theo quan điểm của tác giả luận văn, pháp luật dân sự Việt Nam nên quy định rõ: Không trao quyền đại diện cho người vô năng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)