VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 59)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

VỀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ HIỆN NAY

Để đánh giá được hiệu quả của những quy định pháp luật đối với cuộc sống thì cần tổng kết cả một quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Việc áp dụng quy định pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ đó.

Tình huống: VPCC X tiếp nhận yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó có một người thừa kế là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, một người nước ngoài định cư ở nước ngoài và một người là người Việt Nam nhưng chưa thành niên. Người để lại di sản có lập di chúc nhưng khơng định đoạt tồn bộ di sản.

Cụ thể: Ông A để lại di sản thừa kế là một căn nhà trị giá 3 tỉ đồng và

một khoản tiền là 10 tỉ đồng. Đây là khối tài sản thuộc sở hữu riêng của ông A. Ơng A và vợ là bà B có quốc tịch Việt Nam sở hữu chung một căn nhà khác trị giá 7 tỉ đồng. Ơng A có bốn người con lần lượt là C, D, E, F, trong đó, C là người Việt Nam, đã định cư ở nước ngoài 20 năm; D là người Việt Nam đã thành niên; E là người Việt Nam chưa thành niên; F là con riêng của ông A và là người nước ngoài đã thành niên, đang định cư ở nước ngồi. Năm 2016, ơng A chết và để lại di chúc, trong đó nêu rõ dành 1 tỉ đồng cho việc thờ cúng, F được hưởng căn nhà 3 tỉ đồng, phần di sản cịn lại khơng được định đoạt trong di chúc. Ơng A cịn để lại một khoản nợ 1 tỉ đồng, đây là khoản nợ riêng của ông A, bà B không liên quan đến khoản nợ này.

Năm 2018, bà B cùng các con của ông A là C, D, E, F thống nhất sẽ đến VPCC yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, trong đó tất cả những người thừa kế đều đồng ý nhận di sản, nhưng C là người con đang định cư ở nước ngoài lâu năm muốn tặng cho phần di sản của mình chia đều cho bà

B, D và E. Do bận công việc nên F không thể về Việt Nam để trực tiếp thực hiện thỏa thuận. Đối với khoản nợ 1 tỉ đồng, bà B nhận sẽ thanh toán cho chủ nợ.

Trong tình huống này, VPCC X đã giải quyết như sau:

* Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Công chứng viên thuộc VPCC X kiểm tra thành phần hồ sơ và tính hợp lệ của các giấy tờ do những người yêu cầu công chứng cung cấp.

Trong trường hợp này, vì có hai người thừa kế đều đang định cư ở nước ngoài nên ngoài các giấy tờ phải cung cấp như những người thừa kế ở Việt Nam, C và F phải có thêm các giấy tờ sau:

- C: giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam [23, khoản 1, Điều 8], …

- F: giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật [23, khoản 3, Điều 160]. Vì F khơng thể về Việt Nam để thỏa thuận nên F ủy quyền cho một người khác là G thay mặt F thỏa thuận phân chia di sản. Văn bản ủy quyền có chứng thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

* Xác định di sản và người thừa kế của ông A

- Di sản do ông A để lại:

Căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của ông A khi cịn sống, cơng chứng viên xác định di sản ông A để lại bao gồm:

+ Tài sản riêng của ông A: Căn nhà 3 tỉ đồng và số tiền 10 tỉ đồng. + Tài sản riêng của ông A trong khối tài sản chung của vợ chồng: Do ông A và bà B là vợ chồng, có chung căn nhà trị giá 7 tỉ đồng, nên khi ông A chết, phần di sản mà ông A để lại trong khối tài sản chung nêu trên là 1/2 căn nhà, tương ứng 3,5 tỉ đồng.

 Tổng di sản thừa kế của ông A để lại quy theo giá trị là: 3 + 10 +

Do trong di chúc, ông A định đoạt dành 1 tỉ đồng dùng cho việc thờ cúng. Mà di sản thờ cúng theo quy định của pháp luật không được phép phân chia nên phần di sản được phép phân chia trong tổng khối di sản mà ông A để lại là: 16,5 - 1 = 15,5 tỉ đồng, trong đó:

- Những người thừa kế hợp pháp của ông A:

+ Người thừa kế theo di chúc: Ông A lập di chúc và định đoạt để lại cho F căn nhà trị giá 3 tỉ đồng.

 F là người thừa kế theo di chúc của ông A.

+ Người thừa kế theo pháp luật:

Do phần di sản cịn lại ơng A khơng định đoạt trong di chúc nên phần di sản đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật.

 Những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất của

ông A bao gồm: bà B (vợ), C, D, E, F (các con).

 Phần di sản theo di chúc: Căn nhà 3 tỉ đồng.

Phần di sản theo pháp luật: (15,5 - 3)/5 = 2,5 tỉ đồng/người

Sau khi tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác định di sản cùng những người thừa kế hợp pháp của ông A, VPCC X thụ lý yêu cầu công chứng.

* Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Do di sản gồm cả bất động sản và động sản nên VPCC X đã niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại trụ sở UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của ông A và trụ sở UBND cấp xã nơi có bất động sản (căn nhà 3 tỉ đồng và căn nhà 7 tỉ đồng) trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Hết thời gian niêm yết trên, UBND cấp xã nơi niêm yết xác nhận việc đã niêm yết và nếu nhận hoặc không nhận được ý kiến phản ánh, đơn thư khiếu nại, tranh chấp của cá nhân, tổ chức nào liên quan tới việc thỏa thuận phân chia di sản của ông A để lại thì UBND cấp xã phải ghi rõ trong văn bản xác nhận.

Trường hợp có phản ánh, khiếu nại thì VPCC X phải dừng việc cơng chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản để xác minh lại. Nếu khơng có khiếu nại, tranh chấp thì VPCC X tiếp tục thực hiện bước soạn thảo và yêu cầu những người thừa kế ký vào văn bản thỏa thuận.

* Soạn thảo và ký văn bản

Trong tình huống này, những người thừa kế đề nghị cơng chứng viên soạn thảo văn bản thỏa thuận. Cơng chứng viên có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của nội dung, ý định giao kết hợp đồng, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, sau đó cơng chứng viên soạn thảo văn bản, trong đó ghi rõ ý chí, nguyện vọng của những người thừa kế.

Ở đây, G thực hiện việc ủy quyền của F đồng ý nhận phần di sản mà F được hưởng. Bà B, các con là C, D cũng đồng ý nhận. Riêng E là con chưa thành niên nên việc thỏa thuận phân chia di sản sẽ do người đại diện theo pháp luật của E là bà B thực hiện, bà B đại diện cho E nhận kỷ phần E được hưởng. C quyết định tặng cho phần di sản mà C được hưởng chia đều cho bà B và D, E.

 Phần di sản (theo giá trị) mà mỗi người được hưởng sau khi thỏa

thuận là:

- F: 3 + 2,5 = 5,5 tỉ đồng.

- B = D = E: 2,5 + 2,5/3 = 10/3 tỉ đồng.

Bà B nhận thanh toán khoản nợ 1 tỉ đồng, nên phần di sản còn lại mà bà B được hưởng là: 10/3 - 1 = 7/3 tỉ đồng.

Công chứng viên yêu cầu những người thừa kế đọc lại dự thảo văn bản và tất cả họ đều đồng ý với toàn bộ nội dung dự thảo và đã ký vào từng trang văn bản.

* Ký chứng nhận

Sau khi những người thừa kế đã ký vào văn bản thỏa thuận, công chứng viên viết lời chứng, ký vào từng trang văn bản, sau đó chuyển về bộ phận thu phí của VPCC.

* Trả kết quả công chứng

Những người yêu cầu cơng chứng nộp phí (phí cơng chứng + thù lao cơng chứng + chi phí khác) theo quy định và VPCC X trả kết quả cơng chứng cho họ.

Phí cơng chứng được tính dựa trên giá trị di sản. Di sản mà ông A để lại trị giá 16,5 ti đồng, nhưng di sản được phép thỏa thuận phân chia trong văn bản công chứng chỉ là 15,5 tỉ đồng. Do vậy, căn cứ quy định tại điểm a4/a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động VPCC; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên [4, khoản 2, Điều 4], thì phí cơng chứng mà những người thừa kế phải nộp là: 5,2 triệu đồng + 0,03% x (15,5 - 10) tỉ đồng = 6,85 triệu đồng.

Trong tình huống trên, các vấn đề dưới đây cần làm rõ:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)