Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 52)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

1.3.2. Thủ tục phân chia di sản thừa kế

Để thực hiện thỏa thuận phân chia di sản, những người thừa kế phải họp mặt để thống nhất về các nội dung: cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc và cách thức phân chia di sản.

Sau khi đã họp mặt và bàn bạc thống nhất, những người thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Để đảm bảo tính hợp pháp, có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng như bảo vệ quyền lợi của những người tham gia thỏa thuận, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nên được cơng chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có thể được cơng chứng tại tổ chức hành nghề cơng chứng (bao gồm: phịng cơng chứng hoặc VPCC)

hoặc chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện (đối với di sản là động sản) hay tại UBND cấp xã (đối với di sản là động sản hoặc bất động sản).

Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng.

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014.

* Trình tự thực hiện: Bước 1: Nộp hồ sơ.

Người u cầu cơng chứng hồn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Cơng chứng viên có thể nhận hồ sơ thông qua bộ phận tiếp nhận của tổ chức hành nghề cơng chứng hoặc trực tiếp nhận, sau đó kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì cơng chứng viên thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

- Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì cơng chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ khơng đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì cơng chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện thủ tục niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

- Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản trong thời hạn 15 ngày; trường hợp không

xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

+ Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản và tại UBND cấp xã nơi có bất động sản;

+ Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản khơng ở cùng một địa bàn tỉnh thì tổ chức hành nghề cơng chứng có thể đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Bước 4: Soạn thảo và ký văn bản.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có thể do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn hoặc do công chứng viên soạn thảo. Khi người yêu cầu cơng chứng đồng ý tồn bộ nội dung ghi trong dự thảo văn bản, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký hoặc điểm chỉ hoặc vừa ký vừa điểm chỉ (nếu công chứng viên thấy cần thiết) vào từng trang của văn bản.

Bước 5: Ký chứng nhận.

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của văn bản và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 6: Trả kết quả công chứng.

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hồn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Phiếu yêu cầu công chứng.

+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các cá nhân tham gia giao dịch.

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn cơng chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc [21, khoản 2, Điều 43].

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Người thừa kế của người để lại di sản.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổ chức hành nghề công chứng. - Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã nơi niêm yết.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được công chứng hoặc văn bản từ chối cơng chứng, có nêu rõ lý do.

* Phí, lệ phí:

- Phí cơng chứng: tính theo giá trị di sản [4, khoản 2, Điều 4]. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phí cơng chứng tính theo giá trị di sản

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Mức thu (đồng/trường hợp) 1 Dưới 50 triệu đồng 50 nghìn. 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100 nghìn. 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.

4 Từ trên 01 tỷ đồng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)