Điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết"

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 71 - 73)

- Người được Tòa án xác nhận là con hoặc cha, mẹ của người để lại d

03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.

2.7. Điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết"

Điều kiện chung đối với người thừa kế là cá nhân theo quy định của BLDS năm 2015 là phải "còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết". Tuy nhiên, việc xác định điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết" chỉ áp dụng đối với cá nhân là người thừa kế theo pháp luật hay đối với cả cá nhân là người thừa kế theo di chúc thì hiện nay vẫn cịn nhiều tranh cãi.

Có quan điểm cho rằng, quy định của pháp luật về điều kiện của người thừa kế hiện hành vẫn phù hợp. Dù là người thừa kế theo pháp luật hay người thừa kế theo di chúc vẫn phải đáp ứng điều kiện "phải thành thai trước khi người để lại di sản chết". Những người theo quan điểm này dựa vào quy định của Luật HN&GĐ về việc con sinh ra hoặc được người vợ mang thai trong thời kỳ hơn nhân thì là con chung của vợ chồng. Do vậy, khi con đã thành thai trước khi người cha chết thì mới là con cùa người cha đó và người mẹ khơng có nghĩa vụ phải chứng minh con có phải của người cha đã chết hay khơng.

Ngược lại, có quan điểm lại cho rằng, điều kiện "thành thai trước khi người để lại di sản chết" chỉ áp dụng với người thừa kế theo pháp luật, chứ không áp dụng cho người thừa kế theo di chúc. Cá nhân chỉ cần sinh ra và cịn sống thì cá nhân đó có quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không cần thành thai trước khi người để lại di chúc chết. Bởi trên thực tế, có một số bản di chúc mà người để lại di sản đã chỉ định người thừa kế ngay cả khi họ chưa thành thai trước khi người để lại di sản chết. Bên cạnh đó, với sự hiện đại của nền y học thế giới hiện nay, việc người vợ mang thai nhờ can thiệp kỹ thuật sinh sản từ tinh trùng của chồng mình mặc dù người chồng đã chết trước đó là điều hồn tồn có thể. Bởi thế, quy định điều kiện phải "thành thai trước khi người để lại di sản chết" đối với người thừa kế theo di chúc hiện nay dường như khơng cịn phù hợp với thực tế nữa.

Kết luận Chương 2

Từ xưa đến nay, các quan hệ xã hội ln có sự biến đổi, chuyển động để phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhân loại. Quan hệ thừa kế và những quy định pháp luật về thừa kế cũng vậy. Để có những thay đổi tích cực và phù hợp với thực tiễn, việc áp dụng pháp luật về thừa kế ln được chú trọng, trong đó có áp dụng pháp luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Trong chương 2 của luận văn, tác giả tập trung phân tích tình huống thực tế về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Từ đó, tác giả chỉ rõ các vấn đề pháp luật chưa quy định, một số bất cập của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn, các luồng ý kiến khác nhau về vấn đề đó. Xuất phát từ thực trạng áp dụng pháp luật, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Pháp luật Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)