Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuấttại Ngânhàng Nông

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 92)

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuấttại Ngânhàng Nông

Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề đuợc quan tâm đặc biệt đối với mọi ngân hàng. Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro nhung do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng vẫn phát sinh và gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng.

dạng, doanh số cho vay hộ sản xuất cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Do đặc tính của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã hoạt động trong nhiều ngành nghề nên cho vay hộ sản xuất có nhiều rủi ro lớn. Rủi ro trong cho vay kinh tế hộ sản xuất đang là vấn đề được quan tâm thường xuyên của ban lãnh đạo ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Có thể xem xét thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Agribank Sơn Tây thông qua các vấn đề sau: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu; tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi rủi ro thực sự xảy ra.

2.2.2.1 Thực trạng nợ quá hạn tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Sơn Tây

Nợ quá hạn là rủi ro tín dụng thường gặp và hầu hết các ngân hàng đều có nợ quá hạn. Đối với NHNo&PTNT, thì tỷ trọng cho vay hộ sản xuất thường lớn hơn các ngân hàng khác trên địa bàn thị xã. Do đặc điểm của hộ sản xuất là vừa làm chủ tư liệu sản xuất vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả kinh doanh của chính mình. Do đó, nếu như hộ sản xuất bị thua lỗ, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm sẽ dẫn đến khả năng không trả được nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Chính điều này sẽ làm cho ngân hàng phát sinh nợ quá hạn và tất yếu ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất (2012-2014)

------Tỷ lệ NQH

NGUYÊN NHÂN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền (%)TT Tổng số nợ quá hạn 36,642 100 29,744 100 15,017 100 1. Do chủ quan______ 1,326 3.62 1,047 3.52 472 3.14 2. Do khách quan 35,316 96.38 28,697 96.48 14,545 96.86 Thiên tai 20,945 57.16 14,578 49.01 7,268 48.4 Thua lỗ____________ 10,934 29.84 11,823 39.75 6,369 42.41 Khác______________ 3,437 9.38 2,296 7.72 909 6.05

Biểu đồ 2.8 Tổng dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất

------Nợ QH HSX

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay hộ sản xuất Agribank Sơn Tây (2012-2014)

Qua biểu đồ trên, có thể thấy nợ quá hạn của hộ sản xuất giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ quá hạn của hộ sản xuất là 36.642 triệu đồng, năm 2013 nợ quá hạn của hộ sản xuất giảm còn 29.744 triệu đồng và sang năm 2014 nợ quá hạn của hộ sản xuất tiếp tục giảm và giảm chỉ còn 15.017 triệu đồng. Với tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tương ứng các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 956,757;

1,023,578 và 1,041,325; thì tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm qua các năm và ln đảm bảo an

tồn theo quy định của Agribank Việt Nam và NHNN. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,83 %, năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống chỉ còn 2,91% và đến năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục giảm chỉ còn 1,44%. Đây là về mặt số liệu tổng, cho thấy dường như rủi ro tín dụng đang được kiểm sốt và phịng ngừa tốt hơn, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm theo từng năm. Tuy nhiên, liệu con số này đã phản ánh đúng thực chất của dư nợ quá hạn và nguy cơ tiềm tàng có hay khơng, ta cần nghiên cứu cụ thể hơn, bằng việc xem xét cơ cấu nợ quá hạn trên các cách phân loại khác nhau. Cụ thể:

Nợ quá hạn hộ sản xuất theo nguyên nhân quá hạn

Sự thay đổi của nợ quá hạn cho vay vay hộ sản xuất theo nguyên nhân quá hạn thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.10 Nợ quá hạn hộ sản xuất phân tích theo nguyên nhân quá hạn

hơn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nợ quá hạn của hộ sản xuất phân tích theo nguyên nhân

ONQH do IigIiyeiI nhàn chủ quan □ NQH do nguyên nhàn khách quan

Nguồn: Báo cáo doanh số cho vay hộ sản xuất Agribank Sơn Tây (2012-2014)

Theo biểu đồ và bảng số liệu có thể thấy: nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan chiếm trên 95% tổng số nợ quá hạn của hộ sản xuất. Trong đó do nguyên nhân thiên tai dịch bệnh chiếm khoảng 50%, do nguyên nhân thua lỗ chiếm khoảng 35% còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 10%. Tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân thiên tai dịch bệnh có xu hướng giảm dần qua các năm.

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Nợ nhóm 2 10,872 29.67 15,125 50.85 7,911 52.68

Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân thiên tai chiếm 57,16%, đến năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống 49,01% và đến năm 2014 tỷ trọng này chỉ còn 48,40% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất. Điều này là do trong năm 2013 và 2014 dịch bệnh lớn, thiên tai ít xảy ra hơn và các hộ sản xuất đã biết các hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh tốt hơn. Cùng với đó, thì tỷ trọng nợ q hạn do nguyên nhân thua lỗ lại có xu huớng tăng dần. Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân thua lỗ chiếm 29,84%, đến năm 2013 tỷ trọng này tăng lên 39,75% và đến năm 2014 tỷ trọng này đã là 42,41%. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng về số tuyệt đối thì năm 2014 nợ quá hạn do nguyên nhân thua lỗ đã giảm xuống 6.369 triệu đồng ( năm 2012 là 10.934 triệu đồng và năm 2013 là 11.823 triệu đồng). Sở dĩ tỷ trọng này tăng trong năm 2014 là do tốc độ giảm của nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan nhanh hơn tốc độ giảm nợ quá hạn theo nguyên nhân thua lỗ dẫn đến tỷ trọng nợ quá hạn do nguyên nhân thua lỗ tăng lên trong năm 2014. Nhung cũng cần phải nói rằng nợ quá hạn do nguyên nhân thua lỗ tăng lên nhu vậy là do trong năm 2013 nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh huởng của khủng hoảng kinh tế, hộ sản xuất gặp khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thị truờng tiêu thụ sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt dẫn đến thua lỗ, đặc biệt là các hộ sản xuất trong lĩnh vực thuơng mại- dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chịu ảnh huởng rõ nhất. Năm 2014 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và hộ sản xuất đã đuợc sự hỗ trợ rất nhiều từ Chính phủ để khơi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngồi những nguyên nhân khách quan do nền kinh tế, thì một nguyên nhân quan trọng là từ sự chủ quan của khách hàng. Khách hàng khơng biết tính tốn, dự án khơng có hiệu quả, sản phẩm khó tiêu thụ với một số sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ hoặc có tiêu thụ nhung bị thua lỗ với các loại rau, củ, quả ( càng đuợc mùa thì giá bán lại càng thấp do đó hộ sản xuất có thể bị thua lỗ). Tình trạng vay hộ nhau giữa các hộ sản xuất, sử dụng vốn sai mục đích, một số khách hàng khơng chịu trả nợ đúng hạn, trốn nợ. Ngồi ra một số cán bộ tín dụng do kinh nghiệm còn hạn chế chua nắm vững địa bàn mình quản lý, thiếu kiểm tra giám sát sau khi giải ngân cho hộ sản xuất cũng là một nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn.

Nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian quá hạn

Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và khả năng thu hồi nợ có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng. Thời gian quá hạn càng lâu thì khả năng thu hồi nợ càng khó và khi đó rủi ro tín dụng sẽ càng lớn. Xem xét tình hình nợ quá hạn theo thời gian quá hạn có thể giúp ta biết đuợc các mức thiệt hại do nợ quá hạn gây ra đối với ngân hàng.

Bảng 2.11 Nợ quá hạn hộ sản xuất theo các nhóm nợ:

Nợ nhóm 5 4,210 11.49 2,365 7.95 1,263 8.41

Nam2012 Nam2013 Nam2014

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, xét theo từng mốc thời gian quá hạn có thể thấy:

Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất và đều tăng tỷ trọng qua các năm với tốc độ tăng lớn trong năm 2013. Cụ thể, năm 2012 nợ nhóm 2 đạt 10.872 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,67%; năm 2013 nợ nhóm 2 tăng lên 15.125 triệu đồng tăng 4.253 triệu đồng với tốc độ tăng 39.12% so với năm 2012 và chiếm t trọng 50,85% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất; sang năm 2014 nợ nhóm 2 đã có sự giảm xuống đáng kể đạt 7.911 triệu đồng nhung tỷ trọng của nó trong tổng nợ quá hạn vẫn tăng chiếm 52,68%. Tỷ trọng nợ nhóm 2 tăng lên qua các năm chứng tỏ chất luợng của các khoản nợ quá hạn đã đuợc cải thiện hơn và mức độ rủi ro cho ngân hàng đã giảm. Các hộ sản xuất có nợ nhóm 2 chủ yếu là các hộ sản xuất trồng rau màu và hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực thuơng mại dịch vụ. Các hộ sản xuất này có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn và có thể chậm thanh toán cho ngân hàng trong thời gian ngắn do chua tiêu thụ đuợc sản phẩm. Vì vậy, xét ở khía cạnh đặc thù ngành nghề ở địa phuơng, việc phát sinh nợ nhóm 2 là vẫn có thể chấp nhận đuợc, nhung vẫn luôn cần sự bám sát đôn đốc của cán bộ tín dụng. Các CBTD cần tu vấn hỗ trợ khách hàng quản lý dòng tiền để thanh tốn kịp thời, giảm bớt nợ nhóm 2.

Nợ nhóm 3 cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất và có xu huớng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ nhóm 3 đạt 14.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,45% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất ( cao hơn tỷ trọng nợ nhóm 2 năm 2012); năm 2013 nợ nhóm 3 đạt 8.004 triệu đồng giảm 43.18% ( chiếm tỷ trọng 26,91% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất); năm 2014 nợ nhóm 3 đã giảm xuống cịn 3.287 triệu đồng với tốc độ giảm 58.93% ( chiếm tỷ trọng 21,89% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất). Những khoản nợ này tập trung chủ yếu ở các hộ sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Vì những biến động của thời tiết, dịch bệnh trong các năm qua khiến cho sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn phải sau khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng hộ sản xuất mới có thể phục hồi sản xuất và đem lại thu nhập cho hộ sản xuất. Vì vậy,

những khoản nợ này được coi là khoản nợ dưới tiêu chuẩn, có thể gây thiệt hại cho ngân hàng, tuy nhiên khả năng thu hồi được vẫn ở mức cao.

Nợ nhóm 4 cũng giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm trong năm 2013 cao hơn năm 2014. Cụ thể, năm 2012 nợ nhóm 4 đạt 7.471 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20,39% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất; năm 2013 nợ nhóm 4 giảm cịn 4.250 triệu đồng với tốc độ giảm là 43.11% và chiếm tỷ trọng 20,39% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất; năm 2014 nợ nhóm 4 tiếp tục giảm chỉ còn 2.556 triệu đồng với tốc độ giảm là 39.86% nhưng tỷ trọng của nó lại tăng lên 17,02%. Tỷ trọng này tăng lên là do tốc độ giảm của tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất nhanh hơn tốc độ giảm của nợ nhóm 4. Tuy vậy con số này vẫn là rất đáng ngại, nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng.

Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất. Nợ nhóm 5 có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 nợ nhóm 5 đạt 4.210 triệu đồng chiếm t trọng 11,49% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất; năm 2013 nợ nhóm 5 giảm cịn 2.365 triệu đồng với tốc độ giảm 43.83% và chiếm tỷ trọng 7,95% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất; năm 2014 nợ nhóm 5 tiếp tục giảm chỉ còn 1.263 triệu đồng với tốc độ giảm 46.59% và chiếm tỷ trọng 8,41% trong tổng nợ quá hạn của hộ sản xuất. Đây được coi là những khoản nợ xấu, khả năng thu hồi được là rất thấp hoặc có khả năng mất vốn. Những khoản nợ này phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dịch bệnh, biến động mạnh của thị trường, chủ thể vay vốn bị tai nạn... gây thiệt hại lớn cho khách hàng đặc biệt là các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, làm cho họ khơng cịn khả năng thanh tốn hoặc có thể thanh tốn nhưng với thời gian rất lâu. Vì vậy, địi hỏi ngân hàng phải có biện pháp khắc phục, giảm t trọng nợ nhóm 5 xuống mức thấp nhất có thể.

Nợ quá hạn hộ sản xuất theo loại hình cho vay và theo ngành kinh tế

Nhu cầu vay vốn chủ yếu của hộ sản xuất là vay ngắn hạn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có chu kỳ luân chuyển vốn nhanh như: trồng rau màu, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản, sản xuất hàng thủ công và kinh doanh thương mại dịch vụ. Agribank Sơn Tây đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất

song danh mục cho vay này của ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc thu hồi nợ do nhiều nguyên nhân và gây ra rủi ro không nhỏ cho ngân hàng.

Bảng 2.12 Nợ quá hạn hộ sản xuất theo loại cho vay và theo ngành kinh tế

Số tiền hạn (%) Số tiền quá hạn (%) Số tiền quá hạn(%) Tổng du nợ 956,757 1,023,57 8 1,041,32 5 1. Nợ quá hạn theo

loại cho vay 36,642 3.83 29,744 2.91 15,017 1.44

Ngắn hạn 29,659 3.1 21,678 2.12 12,298 1.18 Trung dài hạn 6,983 0.73 8,066 0.79 2,719 0.26 2. Nợ quá hạn phân theo ngành 36,642 3.83 29,744 2.91 15,017 1.44 Nông nghiệp 21,623 226 14,330 14 7,498 022 +Trồng trọt 7,176 025 4,299 022 5,311 021 +Chăn nuôi 14,447 Ĩ75Ĩ 10,031 028 2,187 Õ21 Lâm nghiệp 1,818 0.19 2,651 0.26 1,359 0.13 Thủy sản 1,722 0718 1,331 023 1,147 011 Tiểu thủ công nghiệp 6,315 0.66 5,927 0.58 2,712 0.26 Thuong mại dịch vụ 4,018 0.42 3,470 0.34 1,567 0.15 Khác 1,146 0.12 2,035 0.2 734 0.07

CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Nợ xấu 14,433 10,497 7,706 -3,936 -27.27 -2,791 -26.59 Du nợ 956,757 1,023,57 8 1,041,325 66,821 6.98 17,747 1.73 Tỷ lệ nợ xấu 1.51 1.03 0.74

Phân tích cơ cấu nợ quá hạn:

❖ Theo thời hạn cho vay: nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ

yếu trong cơ cấu nợ quá hạn của hộ sản xuất. Cụ thể, năm 2012 nợ quá hạn ngắn hạn đạt

29.659 triệu đồng chiếm tỷ trọng 80.94%; năm 2013 nợ quá hạn ngắn hạn giảm còn 21.678 triệu đồng với tốc độ giảm 26.91% so với năm 2012 ( chiếm tỷ trọng 72,88%); năm 2014 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục giảm chỉ còn 12.298 triệu đồng với tốc độ giảm 43.27% so với năm 2013 nhung tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn trong tổng nợ quá hạn lại tăng lên 81,89%. Sỡ dĩ nhu vậy là do tốc độ giảm của tổng nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ giảm của nợ quá hạn ngắn hạn. Cùng với đó, tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,38%; năm 2013 tỷ lệ này giảm còn 2,91%; đến năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục giảm chỉ còn 1,44%. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã có

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 92)