2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀHẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
2.4.1 Những thành tựu đạt được
Với những nỗ lực trong hoạt động cho vay hộ sản xuất, Agribank Sơn Tây đã góp phần phục vụ đầy đủ nhu cầu vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất trên địa bàn. Các hộ sản xuất đã có được nguồn vốn kịp thời để tiến
hành mở rộng sản xuất, góp phần khơng nhỏ vào cơng tác phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị xã.
Cùng với phát triển dư nợ cho vay hộ sản xuất, Agribank Sơn Tây cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong cho vay hộ sản xuất và đã đạt được những kết quả khả quan:
Tỷ lệ nợ quá hạn của hộ sản xuất đã giảm dần qua các năm và ln được duy trì ở mức thấp ( 3,83% trong năm 2012, 2,91% trong năm 2013 và năm 2014 chỉ còn 1,44%) trong tổng dư nợ. Trong khi tổng dư nợ ngày càng tăng thì những khoản nợ xấu lại có xu hướng giảm và ln đảm bảo thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN Việt Nam ( 2,38% trong năm 2012, 1,54% trong năm 2013 và đến năm 2014 thì t lệ nợ xấu chỉ còn 0,74%).
Hệ thống các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất mà Agribank Sơn Tây đã triển khai và thực hiện đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Từ việc đi sâu phân tích, đánh giá đúng các khoản nợ quá hạn, giao trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng, từng phịng giao dịch với những chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu rõ ràng đã có tác dụng nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng lên rất nhiều.
Các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất của Chi nhánh đã tập trung vào nghiên cứu, đánh giá khách hàng từ nhiều kênh thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khách hàng rõ ràng nhằm xây dựng hạn mức tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Chính vì vậy, tình trạng rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan có xu hướng giảm xuống, tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ nhau đã hạn chế rất nhiều. Cụ thể hơn là:
* Phần lớn khách hàng vay đã thực hiện theo đúng quy trình vay Các cán bộ chủ chốt của ngân hàng đều được tập huấn cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Nhờ đó cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng được triển khai bài bản và tương đối có hiệu quả, cụ thể là:
+ Chi nhánh Agribank Sơn Tây nhận thức rõ mức độ hạn chế thiệt hại từ rủi ro tín dụng đối với ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng trình độ quản lý và trách nhiệm của mỗi người tham gia vào quy trình tín dụng. Vì
thế, ngân hàng đã qn triệt để cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động thuờng ngày của họ.
Nhờ những nỗ lực này mà giờ đây các cán bộ của chi nhánh Agribank Sơn Tây khơng cịn lạ lẫm, bỡ ngỡ với rủi ro tín dụng và biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng nhu những năm truớc đây. Ngân hàng cũng thuờng xuyên cử cán bộ tham gia các chuơng trình tập huấn, hội thảo do NHNo&PTNT Việt Nam và Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam khu vực miền Bắc tổ chức, đồng thời bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng cũng dần đuợc hoàn thiện.
+ Thành công truớc hết của chi nhánh Agribank Sơn Tây trong công tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là đã đua cơng tác này qn triệt vào tồn bộ hoạt động của quy trình cho vay khách hàng. Ngay từ khâu huy động vốn ngân hàng đã chủ động theo sát giá thị truờng, không mạo hiểm nâng cao lãi suất để huy động vốn nên đã hạn chế đuợc rủi ro chênh lệch lãi suất. Tình trạng huy động nhiều hơn cho vay của ngân hàng nằm trong chiến luợc huy động chung của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và tình trạng kém phát triển của các dự án cần vay vốn trên địa bàn thị xã, không thuộc trách nhiệm cân đối của chi nhánh Agribank Sơn Tây. Trong khâu cho vay, ngân hàng đã tiến hành thẩm định khách hàng theo phuơng thức chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm, đã thẩm định dự án đầu tu theo tiêu chí của NHNo&PTNT Việt Nam. Cơng tác kiểm sốt nội bộ cũng đuợc tăng cuờng để phòng ngừa các sai sót của cán bộ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ trong quy trình tín dụng nên thực tế rủi ro tín dụng xảy ra trong phạm vi quản lý của chi nhánh Agribank Sơn Tây không lớn, hàng năm ngân hàng vẫn đảm bảo chỉ tiêu cam kết với ngân hàng cấp trên.
- Các nội dung trong cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng đều đã đuợc triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. Chi nhánh Agribank Sơn Tây đã thiết lập đuợc hoạt
động dự báo rủi ro tín dụng thơng qua hệ thống thu thập thơng tin từ bên trong và bên ngồi hệ thống. Ngồi các thơng tin có sẵn của hệ thống ngân hàng trong nuớc, chi nhánh Agribank Sơn Tây đã tích cực thu thập thơng tin qua cán bộ tín dụng, qua tiếp cận
pháp chấm điểm. Chi nhánh Agribank Sơn Tây đã bước đầu thực hiện phịng ngừa rủi ro
tín dụng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Ngân hàng Nhà nước. * Tình hình tài chính của ngân hàng khơng bị ảnh hưởng xấu do nợ quá hạn, kết quả hoạt động ngân hàng vẫn có lãi
+ Chi nhánh đã liên tục trích Quỹ dự phịng rủi ro theo quy định của hệ thống và Ngân hàng Nhà nước. Mặc dù xác định rõ mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, nhưng trong xử lý nghiệp vụ cho vay ngân hàng đã hoạt động theo phương châm thận trọng, vì thế, trong các giai đoạn khó khăn vừa qua của một số ngành, ngân hàng đã không bị mất vốn từ cho vay các ngành đó. Nhờ những cố gắng trong cơng tác phịng ngừa rủi ro tín dụng mà trong thời gian qua chi nhánh Agribank Sơn Tây đã không vấp phải các rủi ro tín dụng lớn như ngân hàng khác và đã tạo được các điều kiện ổn định để hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường.
+ Cơng tác xử lý rủi ro tín dụng đã được chi nhánh Agribank Sơn Tây chỉ đạo tích cực. Qua quá trình hoạt động của ngân hàng cho thấy, rủi ro trong đối tượng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho hộ nông dân vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của hệ thống ngân hàng nông nghiệp nên ngân hàng đã ưu tiên cho vay các khách hàng này. Ngoài ra, ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hậu quả rủi ro tín dụng như phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho ngân hàng, đốc thúc cán bộ tín dụng tìm cách thu hồi nợ, xử lý nợ bằng tài sản thế chấp hoặc quỹ dự phòng rủi ro... Các nỗ lực như vậy đã giúp chi nhánh Agribank Sơn Tây vượt qua được các khó khăn do thiên tai, do đạo đức của khách hàng và do chế độ chính sách của Nhà nước ở địa phương. Xét chung, tổng lượng tiền chi nhánh Agribank Sơn Tây sử dụng để xử lý rủi ro tín dụng trong những năm qua là hàng chục tỷ đồng, nhưng tình hình tài chính của ngân hàng khơng bị ảnh hưởng nặng nề, hàng năm ngân hàng vẫn có lãi.
* Trình độ của cán bộ tín dụng được nâng cao
Chi nhánh ln chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, hàng năm ngân hàng ln cử người đi dự lớp tập huấn chuyên đề thẩm định do NHNo&PTNT
Việt Nam tổ chức. Sau khi dự lớp tập huấn, ngân hàng tiếp tục tổ chức lớp học nghiệp vụ cho tồn cán bộ làm cơng tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh và tiến hành kiểm tra sát hạch để đánh giá chất luợng cán bộ. Kết quả là nhận thức của cán bộ tín dụng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của rủi ro tín dụng để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng đúng đắn. Từ Ban giám đốc ngân hàng đến cán bộ tín dụng đều nhận thức rõ ràng rằng, phòng ngừa và xử lý tốt rủi ro tín dụng là điều kiện để ngân hàng hoạt động hiệu quả. Nhờ nhận thức đúng đắn đó, chi nhánh Agribank Sơn Tây đã mạnh dạn triển khai mạnh mẽ công tác huy động vốn và cho vay (huy động vốn nhiều hơn mức cho vay trên địa bàn), vừa chủ động phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp hơn mức chung do NHNo&PTNT Việt Nam quy định (chi nhánh Agribank Sơn Tây thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng ở mức 3% so với mức 5% do NHNo&PTNT Việt Nam quy định)
Nói tóm lại, Agribank Sơn Tây đã hồn thành nhiệm vụ của mình trong việc đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng của mình, hạn chế đuợc rủi ro tín dụng và giúp cho kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng lên đáng kể.