Các biện pháp phòng ngừa vàhạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 43)

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

1.2.4 Các biện pháp phòng ngừa vàhạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

khoản vay của hộ sản xuất có khả năng không thu hồi đuợc. Hệ số này phản ánh cứ 100 đồng nợ quá hạn khó đòi đối với cho vay hộ sản xuất thì có bao nhiêu đồng đuợc bù đắp bởi dự phòng RRTD. Để đảm bảo an toàn ngân hàng phải hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn khó đòi đối với cho vay hộ sản xuất.

Mức độ tập trung tín dụng

Dii nợ Ctio vay HSX ngành i

Tỷ trọng cho vay HSX ngành i j b j b = —Tông dự nợ Ctio vαy HSXx 100%

Khi ngân hàng tập trung quá nhiều vào cho vay một ngành, một chủ thể kinh tế nào đó trong xã hội thì khi có biến động xảy ra khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ dẫn đến ngân hàng đứng truớc rủi ro mất khả năng thanh khoản. Bởi vậy, ngân hàng phải thực hiện phân tán rủi ro để khi có biến động lớn thì bên cạnh những khách hàng thuộc ngành này không trả đuợc nợ vẫn có những khách hàng làm ăn tốt ở ngành khác trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

1.2.4 Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộsản xuất sản xuất

❖ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay và bảo đảm tiền vay;

xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vuớng

mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải

pháp thu hồi nợ vay và nâng cao chất luợng tín dụng không để nợ xấu gia tăng.

❖ Phải tăng cuờng kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cuờng công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nóng hơn.

❖ Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ.

❖ Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

❖ Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng.

a) Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

b) Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay đối với thời hạn của nguồn vốn huy động.

c) Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các t lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

❖ Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý TSTC, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

❖ Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ.

❖ Bảo hiểm tiền vay, nghĩa là ngân hàng chuyển toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên nghiệp.

❖ Phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w