2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀHẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
2.4.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt đuợc thì cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất vẫn còn tồn tại khơng ít những hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó bao gồm cả những nguyên nhân do chủ quan và khách quan.
2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan
* Tuy nợ xấu của ngân hàng đã giảm nhung thời gian xử lý nợ xấu tồn đọng cịn kéo dài. Điều đó ảnh huởng khơng ít đến tốc độ tăng truởng tín dụng, việc mở rộng thị phần cũng nhu khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian trong quá trình thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến hiệu quả tín dụng khơng cao, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà có rất nhiều ngân hàng TMCP đã có mặt trên địa bàn thị xã tạo ra sự cạnh tranh hết sức quyết liệt.
* Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay hộ sản xuất mà ngân hàng áp dụng tuy đã có những hiệu quả nhất định nhung thực sự vẫn chua đầy
đủ và khoa học. Như Chi nhánh chưa có giải pháp đề cập đến vấn đề mở rộng tín dụng an tồn, xếp hạng tín dụng và phân loại nợ hộ sản xuất một cách chính xác gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lý dư nợ của mình. Chi nhánh cũng chưa có các biện pháp về công tác thu thập thông tin, khai thác thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của đồng vốn cho vay và năng lực tài chính của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần thực hiện cho vay theo những điều hành của ban lãnh đạo và phải theo kế hoạch cụ thể tránh tập trung tín dụng vào những ngành có rủi ro cao.
* Sự q tải đối với cơng việc của cán bộ tín dụng: do xuất phát từ đặc thù của cho vay hộ sản xuất, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng khách hàng lại lớn. Thêm vào đó do địa bàn hoạt động rộng nhưng số lượng cán bộ tín dụng cịn ít khiến cho cơng tác kiểm tra giám sát, phát hiện rủi ro đối với hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn, từ đó thực hiện các biện pháp để hạn chế rủi ro một cách chậm trễ, khơng có hiệu quả. Hiểu biết của cán bộ tín dụng về kinh tế hộ sản xuất, về sản xuất nông nghiệp, về ngành nghề truyền thống, về thị trường cũng như hộ sản xuất cịn hạn chế. Các cán bộ tín dụng thường dựa vào những kinh nghiệm có được hơn là dựa trên phân tích tài chính, kỹ thuật để thẩm định dự án, cũng như xác định thời hạn và kỳ hạn trả nợ cho từng món vay. Cơng tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo ngân hàng với cán bộ tín dụng cịn chưa thật thường xuyên và triệt để, mức độ xử lý thì chỉ mang tính nhắc nhở cảnh cáo.
* Cơng tác thẩm định dự án chưa đáp ứng yêu cầu trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện tại, cơng tác thẩm định mới chỉ dựa trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chưa được ngân hàng thẩm định lại theo cách tính tốn của ngân hàng, độc lập với khách hàng nên các kết luận đưa ra về khả năng trả nợ của dự án chưa chính xác, do đó các dự báo rủi ro tín dụng dựa trên kết quả thẩm định dự án có độ tin cậy chưa cao. Việc thẩm định các yếu tố liên quan chưa được xem xét kỹ lưỡng, nhất là các yếu tố về thị trường, công nghệ và cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự án.
hiện hoạt động điều tra khách hàng một cách độc lập. Số liệu để thẩm định khách
hàng còn do bản thân khách hàng cung cấp, nhiều báo cáo chua qua kiểm toán, nên
độ tin cậy thấp. Đối với khách hàng cơ trú ngồi địa bàn thị xã Sơn Tây thì thẩm định khách hàng của ngân hàng càng yếu kém, thậm chí ngân hàng khơng kiểm sốt
đuợc dịng tiền của khách hàng. Công tác thẩm định khách hàng cũng chua đi vào
phân tích chất luợng quản trị HSX của khách hàng, chua đánh giá đuợc phẩm chất
của nguời chủ HSX... nên đã có truờng hợp bị khách hàng lừa đảo.
* Công tác đánh giá và đo luờng rủi ro thực hiện chua cụ thể. Mặc dù chi nhánh Agribank Sơn Tây đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhung việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chua phản ánh hết những biến động đặc biệt thay đổi theo các cơ chế khác của Nhà nuớc, của địa phuơng. Công tác đánh giá và đo luờng rủi ro tín dụng chua linh hoạt, chua bám sát thực tế đã làm cho Chi nhánh không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay chua tuơng xứng với năng lực huy động. Việc xếp loại hộ gia đình chua đuợc thực hiện nên ngân hàng chua có đuợc chiến luợc lựa chọn cho vay hộ gia đình hiệu quả.
* Nợ quá hạn ở mức thấp nhung vẫn cịn tiềm ẩn rủi ro: phải nhìn nhận một thực tế là, ngồi kết quả nhờ sự cố gắng quản lý tốt hơn qua mỗi năm, thì bản thân chi nhánh cũng đã phải sử dụng một số biện pháp kỹ thuật nhu: gia hạn nợ; động viên khách hàng tìm nguồn trả hết nợ cũ và cho vay lại; thay đổi nguời đứng tên vay vốn... và tất nhiên đối với những biện pháp này cũng chỉ là tình thế, đua chỉ tiêu về mức hợp lý hơn, nhung vẫn tiềm ần đẩy rủi ro. Do đó việc quản trị thực sự, đi sâu đi sát ngay từ buớc đầu tiên của quy trình cho vay vẫn là yếu tố tiên quyết để giảm nợ quá hạn một cách gốc rễ.
* Các giải pháp cịn mang nhiều tính “thủ cơng”, triển khai theo kiểu “tình thế”, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chua khai thác đuợc sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ tin học, chua nghiên cứu thật bài bản, khoa học để rút ra kinh nghiệm, có giải pháp mới chỉ triển khai theo tính thời vụ. Vì vậy khơng tránh khỏi hạn chế trong việc phát huy hiệu quả của hệ thống các biện pháp phịng ngừa RRTD.
2.4.2.2 Ngun nhân khách quan
Ngồi những ngun nhân trên cịn có rất nhiều ngun nhân khác làm cho hiệu quả của các biệp pháp ngăn ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay hộ sản xuất không đạt đuợc hiệu quả cao nhu:
* Sự phức tạp của của nền kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây: ở các xã phuờng có sự lẫn lộn giữa nơng thơn và thành thị, thành phần dân cu không đồng nhất gây khó khăn cho q trình hoạch định các biện pháp phịng ngừa RRTD trong cho vay hộ sản xuất, có biện pháp thực hiện ở địa bàn này thì phù hợp song khi thực hiện ở địa bàn khác thì khơng đạt kết quả nhu mong muốn.
* Các chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất cịn thiếu: chính quyền xã chua nắm bắt đuợc lợi thế của địa bàn mình quản lý, do đó chua có chính sách khuyến khích đầu tu thích đáng. Chính sự yếu kém này gây thiệt thịi cho các hộ sản xuất trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ về kỹ thuật cũng nhu về nguồn vốn cho sản xuất làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng đuợc cao.
* Khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong cho hộ sản xuất của Chi nhánh khá cao. Tuy Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD nhung nợ quá hạn và nợ xấu vẫn phát sinh mới. Điều này chủ yếu là do nguyên nhân khách quan nhung cũng có một phần xuất phát từ phía ngân hàng. Do trong những năm qua hộ sản xuất phải đón nhận những bất lợi nhu thời tiết xấu, dịch bệnh xảy ra nhiều đã ảnh huởng rất lớn tới các hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các hộ sản xuất trong lĩnh vực tiểu thủ cơng nghiệp và thuơng mại dịch vụ vẫn cịn phải chống đỡ với những biến động bất thuờng của thị truờng. Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để phịng ngừa và hạn chế RRTD nhung rủi ro vẫn xảy ra, tuy với mức độ thiệt hại đã đuợc giảm đi nhiều.
* Thu thập thông tin về khách hàng đạt đuợc chua cao. Hiện tại, ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào thơng tin chính thống từ ngân hàng Nhà nuớc và Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam, trong khi các nguồn tin này rất không đầy đủ và thiếu sự cập nhật kịp thời. Chi nhánh có tổ chức tự thu thập thơng tin riêng nhung hoạt động này còn mang lại kết quả hạn chế do thông tin thu luợm
được chưa hệ thống, chưa qua được thẩm định, xác minh, chưa phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp, chưa được sắp xếp khoa học. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp của địa phương ngồi thì thơng tin mà chi nhánh thu thập được rất ít dẫn đến kết quả. Cho đến nay ngân hàng chưa đảm bảo được yêu cầu xác định khả năng rủi ro tín dụng trước khi cho vay. Thậm chí, đơi khi quyết định cho vay mà ngân hàng chưa nắm chắc thông tin về khách hàng. Có trường hợp khách hàng vay của chi nhánh để trả nợ cho ngân hàng khác mà cán bộ cấp tín dụng khơng biết. Chi nhánh cấp trên chưa có khả năng dự báo rủi ro tín dụng cho chi nhánh phụ thuộc.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh Agribank Sơn Tây ta thấy: Trong mấy năm gần đây hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của Chi nhánh đã có những thành tích đáng khen ngợi. Chính điều này đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thị xã Sơn Tây. Tuy nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi và điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất đồng thời cũng tạo cho ngân hàng những rủi ro không thể tránh khỏi được. Nhưng với vị thế là ngân hàng dẫn đầu thị phần tại thị xã Sơn Tây và với các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng thì Agribank Sơn Tây đã hạn chế được rủi ro, đảm bảo an tồn tín dụng và có mức tăng trưởng cao. Bên cạnh những thành cơng như vậy thì Agribank Sơn Tây vẫn cịn một số tồn tại có thể khắc phục được trong tương lai.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH SƠN TÂY
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH SƠN TÂY TRONG THỜI GIAN TỚI