SẢN XUẤT
Khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á thời kỳ 1997- 1998 bắt nguồn từ Thái Lan, và cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng toàn cầu khởi đầu từ Mỹ lan
rộng sang khu vực Châu Âu và sau đó là các nuớc trên thế giới năm 2008, cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng trên thế giới với trình độ, thâm niên, kinh nghiệm hàng trăm năm nhung cuối cùng cũng buộc phải công bố các khoản nợ xấu và thua lỗ lớn kỷ
lục, trong đó có rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đứng truớc nguy cơ
phá sản hoặc thậm chí đã tuyên bố phá sản nhu Fannie Mae, Freddie Mac hay Lehman
Brothers. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng ở các nuớc trên thế giới luôn là hữu ích để sẵn sàng đối phó với các rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung
và cho vay hộ sản xuất nói riêng đối với NHNo&PTNT Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại của Thái Lan
Là một nuớc sản xuất chủ lực nông nghiệp gần nhu Việt Nam, nên các NHTM của Thái Lan cũng có du nợ không nhỏ trong cho vay hộ sản xuất. Mặc dù có bề dầy hoạt động hàng trăm năm nhung vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo truớc cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ, nhiều công ty tài chính và NHTM bị phá sản hoặc bị bắt buộc phải sát nhập. Truớc tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan buộc phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, trong đó có tín dụng hộ sản xuất, nhằm giảm thiểu rủi ro đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng là mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng, một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng đã đuợc các NHTM Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Cụ thể nhu sau:
Thứ nhất, họ tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Tại Bangkok Bank, truớc đây các bộ phận trong quy trình này gộp làm một, nay đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập với nhau: Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó bộ phận thẩm định phải báo cáo thẩm định tín dụng, gồm: Chiến luợc và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro. Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập trong quá trình tác nghiệp. Tuơng tự, tại Siam Commercial Bank (SCB) cũng đã xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của ba bộ phận: Bộ phận marketing
khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: Khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân từ đó nhận rõ tính chất khác nhau làm cơ sở cho các bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thẩm định và quyết định cho vay. Còn quy trình cho vay của Kasikorn bank lại được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng/ phân tích tín dụng/ thẩm định tín dụng/ đánh giá rủi ro/ quyết định cho vay/ thủ tục giấy tờ hợp đồng/ đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.
Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Các ngân hàng Thái Lan đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là các thông tin về khách hàng phải được giải đáp thông qua một loạt các câu hỏi về: Tư cách khách hàng, mục đích khoản vay, nguồn trả nợ, năng lực quản trị điều hành, hiệu quả kinh doanh, thực trạng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay của ngân hàng. Để đáp ứng các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích tài chính trong đó rất coi trọng đến vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư của HSX, đánh giá được rủi ro của khoản vay dựa trên các căn cứ: Sổ sách ghi chép, hóa đơn chứng từ, các chỉ tiêu tài chính trọng yếu như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, điểm hoà vốn, lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, khả năng trả lãi, dòng tiền, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền, yếu tố định tính và những nhân tố làm thay đổi lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận. Trên cơ sở phân tích, ngân hàng dự báo và nhận định về: Rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành, cấu trúc chi phí, lợi nhuận, kỹ thuật, công nghệ, vòng đời sản phẩm, tính độc lập và tính toàn cầu hoá, môi trường hoạt động, rủi ro có tính chu kỳ, mức độ phụ thuộc của HSX. Tất cả những thông tin phân tích nói trên làm cơ sở để phán đoán mức độ rủi ro, so sánh với xu hướng của ngành sản xuất, của HSX tương tự. Hiện nay, tài sản tài chính không được coi là số một như trước mà điều đáng quan tâm là “dòng tiền”, gắn với cơ cấu món vay theo thời gian để xem xét HSX có trả nợ đúng hạn được không, tài sản tài chính vẫn phải được coi trọng, nhưng không coi đó là nguồn trả nợ, mà chỉ là nguồn để xử lý các khoản nợ khi rủi ro xảy ra. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan
tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% (1997 - 1998). Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay.
Thứ ba, tiến hành cho điểm khách hàng (Credit Scoring) để quyết định cho vay.
Điển hình cho hình thức này là Siam city bank hay Kasikorn bank. Theo đó hạng tín dụng đuợc xếp theo các hạng AAA (chất luợng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó, hạng có thể xét cho vay đuợc xếp từ AAA+, AAA, AAA-, A+, A-, BBB+, BBB-, các hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng tín dụng này đuợc áp dụng theo tiêu chuẩn của S & P ( Standard and Poor)
Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một nguời, một nhóm nguời hay hội đồng quản trị. Những khoản vay vuợt quá mức quy định thì phải chuyển
cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định truớc khi trình lên cấp trên có thẩm quyền
phê duyệt các khoản vay. Ví dụ: >10 triệu Baht: 1 nguời chịu trách nhiệm; = 100 triệu
Baht: phải qua 2 nguời chịu trách nhiệm; = 3 tỷ Baht phải do HĐQT quyết định.
Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thuờng xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro".
1.3.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Sơn Tây
Ngân hàng Đầu tu & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây cũng là một ngân
hàng có thị phần lớn trên địa bàn, cạnh tranh trực tiếp với Agribank Sơn Tây nhung
tỷ lệ
NQH các hoạt động cho vay HSX, cá nhân, doanh nghiệp đều thấp so hơn. Một số kinh
nghiệm quản trị rủi ro tín dụng đuợc BIDV Sơn Tây đúc kết từ thực tiễn nhu sau: - Nâng cao chất luợng thẩm định bằng việc bám sát quy chế, quy trình. Cán bộ tín dụng phải tính đúng, tính đủ nhu cầu vốn đầu tu cho dự án (hoặc vốn cho phuơng án kinh doanh). Đồng thời, chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án/khoản vay. Đặc biệt luu ý việc thẩm định năng lực uy tín, kinh nghiệm quản
lý, khả năng tài chính của khách hang...
- Tăng cường giám sát tín dụng. Khả năng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, công tác giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân, giám sát hiện trường sản xuất kinh doanh của khách hàng, tuân thủ quy chế chuyển tiền của BIDV là quan trọng. Mặt khác, ngoài việc kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, giải ngân đúng khối lượng còn phải đánh giá đúng tài sản đảm bảo tiền vay.
- Chú trọng công tác kiểm tra nội bộ. Phòng Kiểm tra có chức năng kiểm tra, kiểm soát và hỗ trợ pháp lý cho các phòng nghiệp vụ. Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện thường xuyên. Qua đó, giúp cho các phòng tín dụng hoàn thiện hồ sơ, tránh được các rủi ro pháp lý, đảm bảo thực hiện đúng quy trình.
- Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời đúng quy định. - Bố trí cán bộ hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ. Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt, có đạo đức nghề nghiệp, đánh giá khách hàng, đánh giá hiệu quả của dự án với thái độ công tâm, không vì mục đích cá nhân. Đồng thời, công tác đào tạo và cập nhật kiến thức cho cán bộ được thực hiện thường xuyên, hàng tuần tổ chức học nghiệp vụ tại cơ quan để phổ biến, cập nhật các văn bản nghiệp vụ mới. Động viên cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.
1.3.3 Kinh nghiệm cho Agribank Sơn Tây
Qua kinh nghiệm của các ngân hàng cả trong và ngoài nước, ta có thể rút ra bài học cho chính Agribank Sơn Tây. Để đạt được kết quả tốt trong công cuộc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng lại vẫn tăng trưởng được dư nợ là một bài toán rất khó. Tuy nhiên, với những gì mà các ngân hàng trên đã thay đổi để hạn chế rủi ro, Agribank Sơn Tây cần tập trung nghiên cứu để vận dụng các kinh nghiệm đó sao cho hợp lý, có thể phối kết hợp nhiều phương án với nhau. Tuy nhiên tựu chung lại vẫn nằm ở các vấn đề chủ chốt sau:
- Phân tách từng khâu trong quy trình cấp tín dụng thành từng bộ phận khác nhau, đồng thời quy định thật rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ cho từng bộ phận nếu để xảy ra rủi ro.
- Tập trung vào đánh giá khách hàng kỹ càng, trên nhiều mặt, nhất là dòng tiền ra vào trong phuơng án SXKD của khách hàng. Tuyệt đối tuân thủ các yếu tố trọng yếu trong hồ sơ vay.
- Đánh giá khách hàng bằng hẳn bảng biểu điểm số cụ thể cho từng tiêu chí, càng đánh giá sát thì cảng giảm rủi ro cho Agribank Sơn Tây
- Giới hạn quyền cho từng cấp thẩm định và phê duyệt khoản vay, đảm bảo không xảy ra tình trạng câu kết trong nhóm nhỏ mà gây ra hậu quả lớn.
- Dành thêm thời gian để cập nhật các thông tin về biến động trong việc SXKD cũng nhu đời sống của khách hàng, để kịp thời hỗ trợ hoặc xử lý sớm rủi ro.
- Tính toán sát, trích lập dự phòng rủi ro vừa đủ, không lãng phí vốn. - Nâng cao thêm trình độ và đạo đức cho cán bộ tác nghiệp trực tiếp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Qua hoạt động này mà nguồn vốn của ngân hàng đã tạo điều kiện cho những khách hàng vay vốn có đuợc nguồn vốn kịp thời để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế thị truờng phát triển. Qua lý luận về hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất, ta có thể thấy hộ sản xuất rất cần nguồn vốn này để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhung rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi nhất là đối với cho vay hộ sản xuất. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để hạn chế RRTD ở mức thấp nhất mà không ảnh huởng tới việc mở rộng tín dụng đặc biệt với tín dụng hộ sản xuất. Muốn vậy bản thân mỗi ngân hàng phải đánh giá đúng thực trạng tín dụng hộ sản xuất của chính mình từ đó đề ra đuợc những biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay hộ sản xuất.
Nông nghiệp 2594_____________________ 51,04_____________________CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH SƠN TÂY
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH SƠN TÂY NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH SƠN TÂY
2.1.1 Môi trường kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Sơn Tây
Chi nhánh Agribank Sơn Tây nằm trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng - Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413... Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.
Nhìn chung thời tiết Sơn Tây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả. Với diện tích đất là 11346 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3581 ha ( chiếm 31,56%), đất phi nông nghiệp là 7646,7 ha (chiếm 67,39%), đất chưa sử dụng là 118,3 ha ( chiếm 1,04%) cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp của Sơn Tây là rất lớn.
Chiếm 20,7% GDP, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã tiếp tục ổn định và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khả quan, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị toàn ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Đến nay, toàn thị xã có 154 trang trại với diện tích là 615 ha kinh phí đầu tư 421,195 tỷ đồng, trong đó có nhiều trang trại phát triển với quy
mô lớn, sản xuất chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Những kết quả này đã tích cực góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từng buớc thay đổi diện mạo nông thôn theo huớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xét theo hình thức tổ chức lao động đến thời điểm cuối năm 2014 thị xã Sơn Tây có 5224 hộ sản xuất tham gia trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thể hiện qua bảng sau:
Tiểu thủ công nghiệp 740 14,56
Thương mại- dịch vụ 865______________________ 17,33_____________________
Khác 509 9,76
trong lĩnh vực nông nghiệp với 2594 hộ chiếm 51,04% tổng số hộ, số hộ hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp là 740 hộ chiếm 14,56%, số hộ hoạt động trong lĩnh vực thuơng mại dịch vụ là 865 hộ chiếm 17,33%, ít nhất là hộ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản lần luợt chiếm 2,55% và 4,74%.
Nhu vậy với số luợng hộ sản xuất khá lớn trên địa bàn là cơ hội cho Agribank Sơn Tây có thêm đuợc nhiều khách hàng, từ đó mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất.
Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã trong thời gian qua cũng ảnh huởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất đồng thời cũng ảnh huởng không nhỏ tới hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng. Buớc vào năm 2014, nền