❖ Tăng cường công tác quản lý hoạt động cho vay chung:
- Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ hóa cao nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro. Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của ngân hàng và thông lệ quốc tế.
- Cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro trong cho vay cho cán bộ. Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cho vay trong tồn hệ thống. Trích lập dự phịng rủi ro cho vay theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá xếp loại khách hàng.
❖ Phân tán rủi ro tín dụng:
- Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng, tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế rủi ro khi khách
hàng cũng gặp rủi ro dẫn đến không trả được nợ
- Thực hiện đảm bảo tiền vay dưới các hình thức như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.
- Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, nguồn tiền ngân hàng được đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau, tránh sự ảnh hưởng của chu kỳ tăng trưởng và suy thoái của các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
❖Đầu tư hệ thống hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng:
- Chú trọng hơn nữa đến đầu tư cơng nghệ thơng tin giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro trong cho vay. Các NHTM Việt Nam đang triển khai dự án hiện đại công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Qua các hệ thống trên, các NHTM, các chi nhánh trong cùng hệ thống có thể thơng tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng có cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Căn cứ vào thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của Agribank Sơn Tây trên thị trường, chúng ta đã rút ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế hiện có và thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất nói riêng và hoạt động kinh doanh về mọi mặt của Agribank Sơn Tây nói chung cũng như là việc giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải, hướng đến mục tiêu tăng thu nhập ngồi tín dụng trong thời gian tới đạt mức thấp nhất 6% trong cơ cấu thu nhập của Agribank thị xã Sơn Tây.
Những giải pháp đề xuất tập trung vào cơng tác hồn thiện quy trình cho vay, quy trình kiểm sốt, quy trình xử lý rủi ro, cơng nghệ thơng tin, nguồn nhân lực và chiến lược cạnh tranh. Song song những giải pháp đề ra là những kiến nghị với ngân hàng nhà nước, cơ quan ban ngành và NHNo&PTNT Việt Nam giúp hỗ trợ chung cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Tổng hòa giải pháp, kiến nghị cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp chắc chắn sẽ thúc đẩy được được sự tăng trưởng của hoạt động cho vay hộ sản xuất mà lại quản trị tốt được rủi ro, góp phần tăng thu nhập tín dụng, giảm thiểu rủi ro cũng như khẳng định được thương hiệu, uy tín của Agribank tại địa bàn thị xã Sơn Tây.
KẾT LUẬN
Hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng hiện đại đa năng lớn trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Agribank Sơn Tây đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và cơ bản trong thời gian vừa qua về việc phát triển hoạt động cấp tín dụng mà trong đó bao gồm cả cho vay hộ sản xuất với mục tiêu tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Tuy nhiên trước xu thế phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, yêu cầu hội nhập kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn thị xã Sơn Tây đặt Agribank thị xã Sơn Tây vào thách thức bị đe dọa về vị thế và thị phần.
Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển cho vay hộ sản xuất tại Agribank thị xã Sơn Tây, hướng tới mục tiêu giảm rủi ro trong cho vay hộ sản xuất, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách có hệ thống nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để quản trị rủi ro cho vay hộ sản xuất một cách khoa học và cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng hộ sản xuất, rủi ro cho vay hộ sản xuất, vai trò của rủi ro khi cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro.
Đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn dựa trên sự phân tích cụ thể về thực trạng hoạt động cho vay và kiếm soát rủi ro khi cho vay tại Agribank Sơn Tây, tạo nền tảng từng bước tái cơ cấu Chi nhánh, theo hướng tăng trưởng- an toàn - chất lượng - hiệu quả, từng bước trở thành ngân hàng hiện đại, vững mạnh đúng nghĩa, đồng thời tạo dựng cơ sở để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1997 2. TS Mai Văn Bạn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Truờng đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, 2009
3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, 2013
4. GS.TS Tô Ngọc Hung, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Thủ tuớng Chính phủ, Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số
112/2006/QĐ - TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006)
6. Quốc hội nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, 2013
8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê năm 2010
9. Báo cáo thuờng niên Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây các năm 2011; 2012; 2013; 2014