THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀHẠN CHẾ RỦI RO

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH SƠN TÂY

Như số liệu ở trên, ta thấy những năm vừa qua các chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất của chi nhánh đang được cải thiện theo chiều hướng tốt lên. Có được kết quả đó cũng là nhờ những biện pháp đã được ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra, cũng như việc thực hiện nghiêm túc, cố gắng từ chính những các cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

2.3.1 Thực hiện thẩm định khách hàng

Thời gian qua, khi phân tích khả năng tài chính của khách hàng, Chi nhánh chủ yếu dựa trên sổ sách ghi chép thủ cơng của khách hàng, thậm chí đối với một số hộ sản xuất nơng nghiệp thì cũng khơng có ghi chép, nên chưa thể nói đây là nguồn thơng tin hiệu quả để phân tích. Đối với khách hàng hộ sản xuất với những phương án sản xuất nhỏ, hoạt động tại địa phương thì ngân hàng dễ dàng xác định được khả năng tài chính cũng như lịch sử của người vay, đặc biệt xác định được tư cách, đạo đức của người vay nên đã hạn chế được các rủi ro đạo đức. Những rủi ro trong nhóm đối tượng này chủ yếu là do thiên tai, dịch bệnh bất khả kháng.

Tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh đều cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của mình và chứng minh tư cách người đại diện quan hệ với ngân hàng, đảm bảo tư cách và năng lực pháp lý trong quan hệ giao dịch. Những khoản rủi ro lớn tại Chi nhánh thời gian qua có tỷ lệ khơng nhỏ là khách hàng cư trú ngồi địa phương nhưng có dự án sản xuất tại Thị xã. Hạn chế trong nhóm khách hàng này là Ngân hàng khó khăn trong việc kiểm sốt chính xác dịng tiền của đơn vị.

Thực trạng trên cho thấy công tác thẩm định khách hàng HSX của Chi nhánh chưa đi sâu phân tích về cách thức quản lý, tổ chức hoạt động của HSX, trình độ nguồn nhân lực, uy tín của lãnh đạo trong và ngồi HSX, tính cách, đặc điểm ( sự sẵn sàng trả nợ ) của cá nhân chủ HSX quan hệ với ngân hàng... Thực tiễn cho thấy, tính cách đặc điểm của người chủ HSX có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hồi nợ, đặc biệt là nợ đọng và nợ xấu của ngân hàng. Với tính cách sẵn sàng trả nợ, người chủ HSX sẽ có trách nhiệm cao trong việc tìm kiếm và dành mọi nguồn thủ để trả nợ ngân hàng. Sự khiếm khuyết này làm cho công tác thẩm định HSX của Chi nhánh chưa được thực sự toàn diện

2.3.2 Thực hiện các quy trình cho vay và quản lý tín dụng

Phịng ngừa và hạn chế rủi ro đã được Chi nhánh thực hiện thường xuyên trong mỗi nghiệp vụ ngân hàng, trong tất cả các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro trong cho vay HSX, hàng tháng Ban lãnh đạo chi nhánh đều có tổ chức các cuộc họp đánh giá, rà sốt diễn biến hoạt động tín dụng hộ sản xuất của các khu vực khác nhau trong địa bàn quản lý của Chi nhánh, đặc biệt lưu ý đến các dự án sản xuất lớn về tiến độ triển khai dự án, tình hình sản xuất kinh doanh của HSX, những dự báo về thị trường có liên quan đến ngành đầu tư để đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời.

Cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro thực hiện theo cơ chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh Agribank Sơn Tây đã chấp hành tốt các hệ số an toàn do NHNo&PTNT Việt Nam quy định. Với chính sách tín dụng “ thận trọng”, trong những năm gần đây, công tác quản lý rủi ro cho vay HSX ở Ngân hàng được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn. Trách nhiệm của các bộ phận được xác định cụ thể, ngân hàng khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa, quản lý rủi ro. Bên cạnh sự quản lý của bản thân, chi nhánh Agribank Sơn Tây còn nhận được sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước địa phương thơng qua các chương trình giám sát từ xa, thực hiện việc kiểm tra định kỳ. Sự hỗ trợ này giúp Chi nhánh Sơn Tây phát hiện sớm những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng do cấp trên giao phó.

2.3.3 Tổ chức kiểm sốt rủi ro tín dụng

Khi nợ quá hạn HSX phát sinh, Ngân hàng cần tiến hành phân loại để xác định mức độ rủi ro của các khoản nợ, xác định có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không thể thu hồi để đua ra kế hoạch xử lý phù hợp. Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp xử lý khoản nợ. Với những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, ngân hàng tiến hành thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế cấp là quyền sử dụng đất và nhà ở, chuồng trại, máy moc... Việc xử lý những tài sản này về lý thuyết là đảm bảo đuợc cho khoản vay, tuy nhiên trong thực tế thì lại hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều hành của nhiều văn bản pháp luật. Hơn nữa, ngân hàng còn vấp phải những vấn đề liên quan đến tình cảm xã hội, tâm lý nguời ở nông thôn rất ngại mua tài sản của những nguời không quen biết, nguời không may bị thua lỗ nay mang tiếng phá sản. Để tháo gỡ khó khăn này, ngân hàng thuờng động viên gia đình có nợ khó địi tự nguyện bán tài sản để trả nợ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền địa phuơng nơi nguời vay cu trú để phối hợp thu hồi nợ.

Thực tế là hiệu quả thu hồi nợ từ các hồ sơ khởi kiện ra tòa án rất thấp. Sau khi bản án có hiệu lực, nguời vay khơng tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án thực thi kém hiệu quả. Hiện nay Chi nhánh Agribank Sơn Tây còn tồn đọng nhiều tài sản do khách hàng thế chấp chua đuợc xử lý do các bản án chua đuợc các bên liên quan thi hành.

2.3.4 Thành lập tổ thu hồi nợ

Chi nhánh Agribank Sơn Tây đã thành lập Tổ thu hồi nợ do Giám đốc làm tổ truởng. Những khoản vay khó thu hồi đuợc theo dõi riêng và từng truờng hợp có biện pháp quản lý và xử lý cụ thể. Tổ hu hồi nợ có nhiệm vụ:

- Đề ra các biện pháp, chủ truơng thu hồi nợ

- Quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phuơng và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện cho công tác thu hồi nợ và xử lý tài sản.

- Trực tiếp xử lý những món vay lớn, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề hoặc các món vay có tranh chấp tài sản.

- Kiểm tra, đơn đốc các phịng nghiệp vụ, phịng giao dịch báo cáo tình hình xử lý nợ khó địi tại địa phương để có chỉ đạo

Đối với cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn nhiều, ngân hàng sẽ khơng bố trí nhiệm vụ cho vay mà chỉ tập trung cho công tác thu hồi nợ. Ngân hàng giao kế hoạch thu nợ hàng tháng, hàng quý cho cán bộ tín dụng và gắn kết quả thu được với công tác thi đua khen thưởng và các khoản thu nhập khác. Ngân hàng cũng thực hiện xếp lương cho cán bộ kinh doanh theo hiệu quả cơng việc, trong đó nợ xấu, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro là những chỉ tiêu có trọng số cao trong những chỉ tiêu giao khốn cho CBTD.

2.3.5 Trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và xử lý rủi ro theo quy trình

Trên cơ sở phân loại nợ chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý, chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ trích lập dự phịng và xét duyệt các khoản nợ, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Trong tình hình nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khơng ít rủi ro, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh đã cho thấy ngân hàng đã có chính sách hoạt động hiệu quả để hạn chế phần nào rủi ro nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trích lập dự phịng rủi ro trong cho vay HSX có xu hướng giảm trong khi lợi nhuận dần tăng lên, đây cũng là một tín hiệu tốt trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng. Với các biện pháp thu hồi vốn hiệu quả, ngân hàng đã kiểm sốt được nhiều khoản nợ khó địi, nợ xấu và thậm chí là các khoản nợ có nguy cơ mất khả năng thanh tốn.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍNDỤNG TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu 0071 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất tại NH nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 95)