4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉn hở các
4.2.5. Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch
Thông qua việc đánh giá thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng tại chương 3 cho thấy, công tác quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh còn bất cập thể hiện ở việc quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh chủ yếu mới dựa vào các điều kiện “cứng” là các yêu cầu về văn bằng chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh, trong thực hiện còn lúng túng, chưa thực sự
đồng bộ. Chính vì vậy đã dẫn đến thực tế là nguồn tuyển dụng, quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh còn hạn chế, nên một số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh khi biến động công chức lãnh đạo thường gặp khó khăn về nguồn thay thế.
Gần đây, Bộ Chính trị (2021) đã ban hành quy định số 50-QĐ/TW ngày 27/12/2021 về công tác quy hoạch cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương (2022) cũng có văn bản hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ. Do đó, để xây dựng và làm tốt công tác quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần tập trung làm tốt các công việc sau:
Thứ nhất, quán triệt các quan điểm, đường lối, chủ trương và các hướng dẫn
của Đảng, Nhà nước về công tác quy hoạch công chức nói chung và công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh nói riêng tuy nhiên cũng cần hết sức linh hoạt, không khép kín trong phạm vi một cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế mà phải kết hợp với quy hoạch của cấp trên, cấp dưới và mở rộng trong phạm vi ngành, địa phương để thu hút ứng viên có tài năng. Hàng năm, cần nghiêm túc rà soát để đưa ra khỏi quy hoạch những đối tượng không đủ tiêu chuẩn và bổ sung vào quy hoạch các đối tượng đảm bảo đủ điều kiện.
Thứ hai, xác định rõ mục tiêu quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Về số lượng, cần đáp ứng đủ số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đang làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong cả hiện tại và số lượng cần tuyển dụng thêm để bổ sung trong tương lai; tính toán để bổ sung số công chức quản lý kinh tế cấp
tỉnh sẽ phải thay vì không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, số nghỉ hưu, nghỉ
bệnh hoặc do tinh giản hay do sắp xếp lại tổ chức bộ máỵ.. Về cơ cấu, cần khắc phục tình trạng thiếu hụt và mất cân đối về cơ cấu, đặc biệt chú ý đội ngũ kế cận.
Thứ ba, thực hiện tốt công tác quy hoạch nguồn công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và quy hoạch dự bị:
+ Thường xuyên tạo nguồn công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dàị Cần căn cứ vào kết quả của việc rà soát, đánh giá toàn bộ công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đang làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng để xem xét, lựa chọn. Việc dự bị nguồn công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tiến hành theo yêu cầu, trách nhiệm của từng vị trí, chức danh để lựa chọn cho phù hợp và đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Về quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh dự bị và nguồn bổ sung cần xem xét công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đang làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tại cấp tỉnh, đó là những công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trẻ tuổi có triển vọng, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực công tác trong công cuộc đổi mới, sinh viên ưu tú...
+ Trẻ hóa đội ngũ công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bằng cách thay thế dần lớp công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trẻ được tuyển dụng và thu hút từ nơi khác, và số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh này sẽ phải có trình độ cao hơn, được đào tạo cơ bản hơn.
Thứ tư, làm tốt kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng, bố trí, sử dụng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh gắn chặt với quy hoạch. Sau khi quy hoạch công chức được thông qua sự đồng ý của cấp ủy đảng, lãnh đạo cấp trên một cách chính thức, các bước tiếp theo là thực hiện các quy hoạch công chức quản lý kinh tế đó, cụ thể:
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bám sát với phương hướng xây dựng đội ngũ
công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và đảm bảo tính khoa học, thống nhất và khả thị + Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp và sử dụng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh nằm trong quy hoạch. Trong việc này cần quán triệt quan điểm, việc bố trí, sử dụng, đưa công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh vào cương vị lãnh đạo phải căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, hiệu quả công việc trong thực tế, uy tín cũng như khả năng phát triển của công chức; nếu việc bố trí công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, kết quả bầu cử hoặc lấy phiếu tín nhiệm khác xa quy hoạch thì phải xem xét lại cả công tác quy hoạch.
Để thực hiện tốt các bước quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần thực hiện theo trình tự sau:
+ Khảo sát đánh giá công chức nhằm lựa chọn những công chức đưa vào dự
nguồn; Tiến hành tổ chức bỏ phiếu để lựa chọn nguồn quy hoạch theo các chức danh công việc. Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm từng chức danh, cấp ủy có thẩm quyền xem xét bỏ phiếu thống nhất danh sách dự nguồn báo cáo lên cấp trên.
+ Thẩm định quy hoạch công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, công tác này phải do Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh làm chủ trì thực hiện trên cơ sở báo cáo danh sách dự nguồn của các cấp ủy cơ sở.
+ Chốt danh sách quy hoạch, danh sách đội ngũ dự nguồn theo chức danh, từng
cấp đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh phê duyệt là căn cứ chính thức để xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh.
+ Tỉnh ủy các tỉnh thành lập ban phụ trách cấp tỉnh để tiến hành kiểm tra định kỳ việc thực hiện quy hoạch của từng đơn vị trong tỉnh. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ các tỉnh tổng hợp kết quả từ phòng, ban phụ trách rồi báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét. + Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh đồng bằng sông Hồng nghiên cứu, xem xét thống nhất các phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.