Đổi mới công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 144 - 145)

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉn hở các

4.2.4. Đổi mới công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức

Như đã phân tích ở chương 3, tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc trong công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Để khắc phục những hạn chế về công tác này, các tỉnh cần thực hiện nghiêm

túc công tác bố trí, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý

các cấp theo đúng các quy định của Nhà nước; thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, khách quan, giới thiệu dân chủ và có cạnh tranh, từng bước triển khai thực hiện việc thi, tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý các cấp, bố trí công chức đúng theo năng lực, sở trường; mạnh dạn đề bạt công chức trẻ, nữ, công chức có năng lực, có

triển vọng; thay thế kịp thời công chức lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ, không

đáp ứng được yêu cầu công việc; xử lý nghiêm những công chức lãnh đạo thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện thành công việc đổi mới trong công tác bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và miễn nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh thì các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; tập thể,cá

nhân có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

nhằm hạn chế tiêu cực và lựa chọn được người phù hợp nhất cho chức danh cần bổ

nhiệm. đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên trong việc lựa chọn vị trí đề bạt, bổ nhiệm. Nên thành lập hội đồng thi tuyển thành một tổ chức độc lập

không chịu sự chi phối của cơ quan, đơn vị là tốt nhất sau đó tiến hành thi, có thể thi

bằng hình thức thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi kỹ năng, thao tác thực tế… Thứ hai, quy định xử lý những trường hợp vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục trong bố trí công chức hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc bố trí, đề bạt.

Thứ ba, thực hiện việc bố trí, phân công lại hoặc thuyên chuyển công tác những

trường hợp có cùng họ hàng, huyết thống làm việc trong cùng một địa phương, cơ

quan, đơn vị nhất là những trường hợp công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đảm nhiệm các chức vụ nhạy cảm, nhằm hạn chế tiêu cực, cục bộ, bè cánh, không khách quan trong quá trình bố trí, sử dụng công chức. Đối với

người đứng đầu cấp có thẩm quyền đề bạt, bổ nhiệm phải có quy định không bổ nhiệm người thân của người đứng đầu đó vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, dự án, đất đai, thanh tra, kiểm tra…, ở các đơn vị đó. Thứ tư, trong việc bổ nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh cần căn cứ vào vị trí việc làm, không phải vì người mà xếp việc cho phù hợp. Dựa trên yêu cầu về nhiệm vụ để tìm người có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu và để đảm bảo việc bổ nhiệm được chính xác thì người dự kiến được bổ nhiệm cần thiết phải trải qua một kỳ

sát hạch về kiến thức, sở trường..., đồng thời trước khi được bổ nhiệm chính thức cần

thực hiện chế độ tập sự chức vụ lãnh đạo, quản lý trong một thời gian với những quy định cụ thể cho từng loại chức vụ.

Thứ năm, kiên quyết không bổ nhiệm người chưa đủ các tiêu chuẩn theo chức

danh của vị trí việc làm quản lý đã được quy định (tránh tình trạng “nợ” tiêu chuẩn);

không đề nghị bổ nhiệm những công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có lý lịch không rõ ràng, hoặc đang có những vấn đề nghi vấn, chưa được các cấp có thẩm quyền kết luận.

Thứ sáu, việc bổ nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng

bằng sông Hồng có thể dựa trên nguồn công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại chỗ, nhưng cũng có thể bổ nhiệm từ nguồn nhận ở nơi khác.

Để công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng thực sự mang lại hiệu quả tích cực đến công tác quản lý kinh tế

trên địa bàn cần: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, quy định về đề bạt, bổ nhiệm tại

từng đơn vị dựa trên những văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên và điều kiện thực

tế từng cơ quan, đơn vị và địa phương; Nâng cao chất lượn công tác đánh giá công

chức thuộc diện có thể đề bạt, bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý; Nghiêm túc tuân thủ các thủ tục quy định nhưng đồng thời cũng cần có sự linh hoạt trong phạm vi cho

phép nhằm hạn chế tình trạng bỏ sót những công chức chất lượng cao; Định kỳ đánh

giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của công chức được bổ nhiệm và

nhất là hiệu quả công việc để sớm có biện pháp thay thế kịp thời công chức lãnh đạo nếu không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)