Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 63 - 70)

2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh

2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh

Do hoạt động quản lý nhà nước của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có thể

bao gồm nhiều nội dung công việc đa dạng khác nhau, sản phẩm lao động của công

chức quản lý kinh tế cấp tỉnh lại không phải là sản phẩm vật chất hữu hình có thể đo lường được nên thực tế việc đánh giá chất lượng công việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh vì vậy cũng phức tạp và khó lượng hóạ Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy chưa có bộ tiêu chí nào dành riêng để đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế nói chung và công chức quản lý kinh tế ở cấp tỉnh mà chỉ có các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức nói chung hoặc sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân

lực. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Nguyễn Mạnh Cường

(2017), Trần Thanh Cương (2017), Bùi Đức Hưng (2017), Tạ Ngọc Hải (2018) và dựa trên quan điểm đối tượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam phải được đánh giá dựa trên những quy định hiện hành cơ bản nhất về công chức và công vụ, đồng thời việc đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức tốt nhất là thông qua tiêu chí hiệu quả công việc, NCS nhận thấy, có thể đánh giá chất lượng công chức quản lý

kinh tế cấp tỉnh theo hai nhóm là: (1) Nhóm tiêu chí đánh giá về phẩm chất, trình độ,

năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được cụ thể hoá

Trong đó, thể lực gồm các tiêu chí liên quan đến sức khỏe và độ tuổi của công chức; trí lực gồm các tiêu chí liên quan đến trình độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và mức độ hoàn thành công việc (theo đánh giá hàng năm) của công chức; tâm lực gồm các tiêu chí liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ làm việc của công chức. (2) Tiêu chí đánh giá về hiệu quả công việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh cũng là đánh giá về toàn bộ quá trình thực hiện hay thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao của công chức.

Nói một cách khái quát là có thể đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh theo 4 nhóm tiêu chí cụ thể bao gồm: (1) Nhóm tiêu chí về Thể lực; (2) Nhóm tiêu chí về Trí lực; (3) Nhóm tiêu chí về Tâm lực và (4) Tiêu chí về hiệu quả công việc của công chức.

2.1.2.1. Nhóm tiêu chí về Thể lực

Tiêu chí về thể lực bao gồm các yêu cầu về sức khỏe và tuổi tác:

Về sức khoẻ: Công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh phải có sức khoẻ đáp ứng

được yêu cầu của công việc. Để xác định trạng thái sức khoẻ của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh người ta thường căn cứ vào kết quả đánh giá của các cơ quan y tế có thẩm quyền và thường được phân thành 03 loại: sức khoẻ loại A tương đương với thể lực tốt, không có bệnh tật; Sức khoẻ loại B tương đương với sức khoẻ trung bình; sức

khoẻ loại C tương đương với sức khoẻ yếu, không đủ khả năng làm việc. Tuy nhiên,

tuỳ theo từng ngành nghề cụ thể còn có những yêu cầu khác nhau, nên cần phải căn cứ vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể để xây dựng các tiêu chí riêng về sức khoẻ (công nhân khác với giáo viên, khác với công chức…).

Công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh phải đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển dụng, mà còn phải duy trì trong suốt quá trình công tác phản ánh qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ.

Về độ tuổi: Ở Việt Nam hiện nay quy định độ tuổi lao động từ đủ 15 tuổi đến

tròn 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến tròn 55 tuổi đối với nữ. Tuy nhiên đối với công

chức nói chung và công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh nói riêng thì tuổi lao động thấp

nhất để vào công chức là từ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, khi tiến hành xây dựng quy

hoạch công chức, bổ nhiệm vào các chức vụ nhất định còn phải căn cứ vào các tiêu

chuẩn cụ thể về độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm lần đầu hay bổ nhiệm lại theo từng thời kỳ nhằm đảm bảo tính kế thừa cũng như để phát huy cao nhất khả năng của công chức trong từng độ tuổi nhất định, hạn chế tình trạng già hóa công chức ở các cấp.

2.1.2.2. Nhóm tiêu chí về Trí lực

Tiêu chí trí lực của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm trình độ học

vấn và kiến thức chuyên môn; năng lực công tác chuyên môn và kết quả thực hiện công việc.

Trình độ học vấn của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được thể hiện qua văn

bằng về trình độ được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các học viện

trong và ngoài nước. Kiến thức chuyên môn được thể hiện ở sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo của của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh với yêu cầu thực tế của công việc

và kết quả làm việc. Tiêu chí này được lựa chọn vì chuyên môn được đào tạo của công

chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đáp ứng được điều kiện cần để đảm nhiệm công việc được

giao thì mới đảm bảo được chất lượng và qua đó đảm bảo việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ và công việc cụ thể một cách thuận lợi và mang lại kết quả nhu mong muốn.

Năng lực công tác chuyên môn của công chức quản lý kinh tế được thể hiện qua các

tiêu chí cụ thể là kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và kết quả thực hiện công việc. Kỹ năng nghề nghiệp của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm năng lực về ngoại ngữ, tin học được đo lường qua các chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học và khả năng sử dụng trong thực tế công việc; các khả năng về lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc; khả năng ra quyết định độc lập trong thực hiện công việc, khả năng tạo dựng các mối quan hệ tích cực phục vụ công việc)

Kinh nghiệm làm việc là tiêu chí quan trọng khi đánh giá công chức quản lý

kinh tế cấp tỉnh. Kinh nghiệm là những vốn sống thực tế mà công chức quản lý kinh tế

cấp tỉnh tích luỹ được trong quá trình thực tiễn công tác nói chung và thời gian đảm

nhiệm một công việc cụ thể nói riêng. Theo xu hướng chung công chức quản lý kinh tế

cấp tỉnh càng có thời gian công tác lâu năm thì càng rèn luyện được nhiều kỹ năng

nghề nghiệp. Những kỹ năng đó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công việc của công

chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Kinh nghiệm làm việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được đánh giá qua thâm niên công tác (số năm làm việc) của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và tỷ lệ thuận với thời gian công tác, tuy nhiên, không phải chỉ hoàn

toàn phụ thuộc vào thời gian công tác. Điều kiện cần để hình thành kinh nghiệm làm

việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh còn phụ thuộc vào bản thân công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, vào chính khả năng nhận thức, phân tích, tổng hợp và ghi nhớ cũng như thành tích công tác của họ.

Kết quả thực hiện công việc là tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ

thực tế, phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ phù hợp trong đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Nội dung của chỉ tiêu

này là so sánh giữa việc thực hiện công việc cụ thể của từng công chức với những tiêu chuẩn được xác định trong bản mô tả công việc. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, ví dụ các mức độ hoàn thành xuất

sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ, cho phép đưa ra đánh

giá về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trên thực tế. Trong trường hợp công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ được giao có thể kết luận rằng tại thời điểm đó, chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đảm bảo, đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Tuy nhiên, thực tế cũng có trường hợp công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao lại do các lý do từ việc tổ chức công việc của cơ quan hay do một lý do cụ thể nào đó. Trong trường hợp này khó có thể cho rằng công chức đó có chất lượng thấp, không đảm bảọ Còn trong trường hợp công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh liên tục không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà không phải lỗi tại tổ chức hay do những nhân tố khách quan thì có nghĩa là công chức đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc, chất lượng thấp ngay cả khi trình độ chuyên môn được đào tạo của họ phù hợp, thậm chí là cao hơn yêu cầu của công việc.

2.1.2.3. Nhóm tiêu chí về Tâm lực

Tiêu chí về tâm lực của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ làm việc.

Tiếu chí về phẩm chất chính trị bao gồm các tiêu chí về nhận thức chính trị và hành vi chính trị là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Biểu hiện về phẩm chất chính trị của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được thể hiện qua hành động, việc làm của công chức và ngoài ra còn thể hiện ở các văn bằng, chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị của họ. Ví dụ như ở Việt Nam, việc đánh giá về phẩm chất chính trị, tư tưởng của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh dựa vào các tiêu chí được quy định tại Điều 3, Nghị định 90/2020/NĐ- CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ: “a) Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; b) Có quan điểm,

bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó

khăn, thách thức; c) Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; d) Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng”

Phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đạo đức công vụ cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bởi đó là những nguyên tắc,

quy tắc, chuẩn mực mà công chức phải tuân thủ trong quá trình thực thi công vụ, là đạo đức nghề nghiệp của công chức. Việc đưa ra các chuẩn mực này là nhằm xây dựng một nền công vụ “trách nhiệm, chuyên nghiệp và trong sạch, tận tụy, công tâm”. Ví dụ ở Việt Nam, Luật cán bộ, công chức 2008 số 22/2008/QH12 đã quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể là công chức “phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí

công vô tư trong hoạt động công vụ” (Điều 15); “phải có thái độ lịch sự, tôn trọng

đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc” trong giao tiếp ở công sở; “phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ”; khi thi hành công vụ “có

tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng

nghiệp” (Điều 16); “phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm

túc, khiêm tốn”; “không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà

cho nhân dân khi thi hành công vụ” (Điều 17). Pháp luật về công chức còn quy định

những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ đó là: “Trốn

tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ

việc hoặc tham gia đình công”; “Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái

pháp luật”; “Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi”; “Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín

ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức”… (Điều 18). Theo quy định tại Điều 3, Nghị

định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ thì tiêu chí đánh giá đạo đức,

lối sống của công chức đó là: “a) Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí,

quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; b) Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; c) Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn

vị trong sạch, vững mạnh; d) Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ,

quyền hạn của mình để trục lợi”.

Tiêu chí thái độ làm việc: Nói đến thái độ làm việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh là nói đến tính tích cực khi nhận nhiệm vụ với các mức độ như sự sẵn sàng, do dự hay từ chối nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ và còn là thái độ, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, tinh thần chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giaọ

Thái độ làm việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có ảnh hưởng lớn đến

chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao của công chức. Khi làm việc

trong một cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh buộc phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định do cơ quan đó đề rạ Vì

vậy, ý thức, thái độ tuân thủ và chấp hành các quy tắc, nội quy đề ra của cơ quan, cùng với đó là tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của công chức là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả của công việc và cũng là một tiêu chí có thể dùng để đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Ở

Việt Nam, theo quy định tại Điều 3, Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của

Chính phủ thì tiêu chí đánh giá về tác phong, lề lối làm việc của công chức là công

chức phải “a) Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ; b) Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; c) Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; d) Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ”. Cũng theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020, tiêu chí về ý thức kỷ luật đối với công chức đó là: “a) Chấp hành sự phân công của tổ chức; b) Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; c) Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định; d) Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu”.

Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác về phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ làm việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh là không dễ bởi các tiêu chí cụ thể khó có thể lượng hóa được, hơn nữa, tại những thời điểm hay hoàn cảnh khác nhau có thể có những biểu hiện khác nhaụ

2.1.2.4. Tiêu chí Hiệu quả công việc

Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm nhiều nhân tố cấu

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)