2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh
2.1.4. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế
Việc xác định rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh một mặt sẽ cho phép đánh giá đúng thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, nhận biết rõ điểm mạnh cũng như những hạn chế về chất lượng công chức
quản lý kinh tế cấp tỉnh nhưng mặt khác cũng chỉ rõ các nội dung cụ thể cần thay đổi,
cải thiện hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Bên cạnh đó, việc xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh cũng là căn cứ để đưa ra những biện pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh.
Từ các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức
quản lý kinh tế cấp tỉnh có thể thấy những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm:
- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Việc làm tốt công tác tuyển dụng công chức sẽ góp phần tuyển dụng được những công chức đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và phù hợp với các vị trí việc làm.
Việc tuyển dụng đúng đối tượng cần tuyển, nghĩa là tuyển dụng được những công
chức có chất lượng sẽ tạo điều kiện và góp phần thực hiện tốt, có hiệu quả các công việc của cơ quan.
- Thực hiện tốt và có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý
kinh tế cấp tỉnh. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh
chính là nhằm làm thay đổi các nhân tố thuộc về bản thân từng công chức và cũng là
những yếu tố cấu thành nên chất lượng công chức thể hiện ở các khía cạnh năng lực,
kiến thức chuyên môn, bản lĩnh chính trị, đạo đức, tác phong, kỹ năng, ý thức, trách
nhiệm… đối với công việc của công chức theo hướng tốt hơn, cụ thể là cải thiện, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn và năng lực công tác chuyên môn để đảm bảo công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đáp ứng đủ các quy định về tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước, phù hợp với các vị trí việc làm, ít nhất ở mức tối thiểu, đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, tác phong, ý thức trách nhiệm… để thực hiện và hoàn thành một cách hiệu quả.
- Thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Bố trí, sử dụng công chức quản lý kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tại cấp tỉnh đảm bảo đúng người, đúng việc sẽ giúp phát huy được khả năng, năng lực, sở trường của công chức để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao của cơ quan cũng như của từng cá nhân công chức. Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức quản
lý kinh tế cấp tỉnh theo đúng những quy định, yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện đối với từng vị trí cũng là đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc ở vị trí quản lý và điều đó sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt việc lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương.
- Thực hiện tốt việc đánh giá công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh hàng năm.
Việc đánh giá công chức hàng năm một cách chính xác sẽ giúp các cơ quan thấy rõ
được hiện trạng chất lượng công chức của cơ quan để từ đó có thể có những biện pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng công chức, loại bỏ những công chức không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, không đáp ứng được các yêu cầu công việc, thiếu ý thức, trách nhiệm với công việc, đồng thời việc đánh giá công chức một cách chính xác cũng giúp bản
thân từng cá nhân công chức nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân để tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức, trách nhiệm với công việc và thực hiện tốt các công việc được giao, đồng thời tìm cách khắc phục các điểm yếu, điểm hạn chế.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch công chức quản lý
kinh tế. Quy hoạch là nhằm phát hiện, bồi dưỡng các công chức để có thể bổ nhiệm
vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy
hoạch không chỉ giúp các cơ quan có được những người lãnh đạo, quản lý đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí công việc mà còn giúp những công chức được quy hoạch nhận thức được giá trị cũng như các cơ hội thăng tiến của bản thân để từ đó có động lực phấn đấu để cải thiện năng lực bản thân về chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng, tự rèn luyện về bản lĩnh, tư cách đạo đức mà đây cũng chính là nâng cao
được chất lượng công chức quản lý kinh tế của cơ quan.
- Có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với công chức quản lý kinh tế. Chính
sách đãi ngộ tốt sẽ tạo sự yên tâm, sự hài lòng của công chức, qua đó có thể sẽ tạo động lực cho công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh phấn đấu để nâng cao trình độ
năng lực, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giaọ
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công việc, tạo môi trường làm việc thân thiện nơi công sở. Thực hiện tốt các công việc này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công chức làm việc, không gây ra những căng thẳng trong
quá trình thực thi công việc và qua đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công của