Bối cảnh kinh tế xã hội mới và những mục tiêu, định hướng phát triển của

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 130 - 132)

4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và những yêu cầu đặt ra với chất lượng công chức

4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội mới và những mục tiêu, định hướng phát triển của

Bước sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2021 - 2030, mặc dù “thế và lực,

sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao” nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước đang có những diễn biến phức tạp chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến Việt Nam.

Trên bình diện quốc tế, nền kinh tế nhiều nước đã rơi vào tình trạng khủng

hoảng, suy thoái do tác động của đại dịch Covid-19, của các cuộc chiến tranh thương mại… Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới cũng như khu vực còn những diễn biến

phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi rọ Đó là các vấn đề về lạm phát, về giá dầu, về các

chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng …

Ở trong nước, nền kinh tế vừa trải qua một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong những khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tình hình lưu thông hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn đã dẫn đến tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống người dân bị ách tắc khi lưu thông cả trên địa bàn, địa phương và giữa các địa phương với nhaụ Nhiều cơ sở sản xuất phải tạm

ngừng để chống dịch hoặc do đứt gãy các chuỗi cung ứng. Nhiều lao động mất việc

làm, thu nhập nên đời sống rất khó khăn… Tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh

hưởng tiêu cực đến các hoạt động thu chi ngân sách, hoạt động xuất nhập khẩụ Đến

nay, mặc dù dịch bệnh đã được khống chế, kiểm soát nhưng những thách thức với Việt Nam còn khá lớn, nhất là việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát, vấn đề chậm giải ngân đầu tư công, sự gia tăng liên tục của giá xăng, dầu…

Hơn nữa, hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do

(FTA) các nước trong khu vực cũng như các nền kinh tế lớn trên thế giới và đang tiếp tục tiến hành cải cách thể chế, luật pháp và môi trường kinh doanh cho phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh khai

thác tối đa lợi ích từ các FTA đã ký. Nói chung, khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu và

rộng hơn, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập, nhất là với các

hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khi năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hoá còn nhiều hạn chế. Nếu không vượt qua được những thách thức đó, Việt Nam vẫn sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn lớn (Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá XII, 2021). Thực trạng trên cho thấy Việt Nam cũng có những cơ hội để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là những thách thức rất to lớn.

Trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình thế giới và trong nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào đầu năm 2021 đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 trong đó mục tiêu tổng quát của Việt Nam được xác định là “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá…; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đến năm 2025 Việt Nam sẽ là “nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, định hướng phát triển của Việt Nam giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 tập trung vào: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước…”; “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế đó là “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập…”. Những đột phá chiến lược được xác định bao gồm: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển…”; (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 130 - 132)