2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh
2.1.3. Các nhân tố tác động tới chất lượng công chức quản lý kinh tế
Từ khái niệm chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh và các tiêu chí đánh
giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được xác định ở phần trên có thể
thấy rằng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trước hết phụ thuộc vào những nhân tố thuộc bản thân từng cá nhân công chức nhưng từ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công chức và hoạt động công cụ có thể thấy chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài khác như vị trí việc làm mà công chức được bố trí; chế độ đãi ngộ đối với công chức...
Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu và từ khảo sát thực tiễn, NCS khái quát các nhân tố có thể tác động đến chất lượng của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh như sau:
2.1.3.1. Các nhân tố thuộc về bản thân từng công chức
Các nhân tố thuộc về bản thân từng công chức là những yếu tố cấu thành nên chất lượng công chức.
Như đã phân tích, chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh thể hiện ở năng
lực, kiến thức chuyên môn được đào tạo của bản thân công chức; ý thức, trách nhiệm
của công chức… Nếu công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có ý thức và thường xuyên tham gia và tham gia có hiệu quả các khoá đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ… thì năng lực, kiến thức, kỹ năng làm việc của công chức đó sẽ được cải thiện theo hướng tốt hơn và ngược lạị Nếu công chức thường xuyên từ rèn
luyện, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức, thái độ, trách nhiệm với công
việc… sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ được giao cũng như hiệu quả công việc được thực hiện. Ngoài ra, một số vấn đề khác thuộc về bản thân công chức như công chức thấy hài lòng với công việc hay có sự căng thẳng trong công việc… cũng có những ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, đặc biệt là ở khía cạnh hiệu quả công việc.
2.1.3.2. Chính sách của nhà nước về công chức
Chính sách của nhà nước về công chức là hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp của mỗi quốc gia đối với công chức trong đó có công chức quản lý kinh tế. Chính sách công chức của mỗi quốc gia có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với chất lượng công chức của các địa phương, với việc đảm bảo chất lượng công chức
quản lý kinh tế. Ảnh hưởng này thể hiện trên các mặt như quy định về tiêu chuẩn
tuyển dụng công chức, chính sách đào tạo và bồi dưỡng công chức, công tác quy
hoạch, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với công chức quản lý kinh tế...
Chính sách về tiêu chuẩn công chức của quốc gia nếu phù hợp với đòi hỏi phát
triển kinh tế - xã hội sẽ tạo ra cơ hội để tuyển chọn được những công chức quản lý
kinh tế chuyên nghiệp, tiến tới xây dựng công chức quản lý kinh tế có chất lượng caọ Chính sách đào tạo và bồi dưỡng công chức của Nhà nước được thiết kế tốt sẽ khuyến khích công chức tự giác tìm hình thức học tập phù hợp, vừa giảm chi phí đào tạo, vừa gắn đào tạo với sử dụng và trường hợp chính sách đào tạo thiết kế kém, coi trọng bằng cấp hơn năng lực thật của công chức thì sẽ khuyến khích xu hướng học giả hoặc nâng chi phí đào tạo lên quá cao, gây lãng phí nguồn lực công. Chế độ sử dụng, kiểm tra, đánh giá công chức của quốc gia cũng ảnh hưởng đến
chất lượng công chức quản lý kinh tế. Nếu chế độ kiểm tra, đánh giá công chức
chung cho quốc gia không được thiết kế tốt, cấp tỉnh khó có thể triển khai công
nhiều sơ hở sẽ tạo điều kiện cho địa phương tùy tiện trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức quản lý kinh tế. Chính sách quốc gia về quy hoạch cán bộ, nếu đảm bảo tính công khai, minh bạch sẽ tạo dựng trong công chức quản lý kinh tế niềm
tin, xây dựng được mục tiêu phấn đấu cá nhân, từ đó sẽ nỗ lực hết mình cho công
việc. Nếu chính sách đãi ngộ chung của Nhà nước được thiết kế một cách khoa học, khách quan, công bằng sẽ tạo điều kiện cho người tài có cơ hội phát triển, có cơ hội đóng góp cho sự nghiệp chung và ngược lạị
2.1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến chất lượng
công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trên nhiều mặt.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tác động trước hết đến yêu
cầu đối với nhiệm vụ phải hoàn thành của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Ở các
địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao, xã hội phát triển đa dạng thì các nhiệm vụ quản lý có thể sẽ nặng nề, phức tạp hơn hơn cả về quy mô và chất lượng.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng tác động đến nguồn
cung cấp công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Các địa phương có trình độ phát triển cao
hơn thường cũng là nơi tập trung các trường đại học, các trung tâm đào tạo nghề và
các dịch vụ xã hội phát triển. Môi trường sống và học tập thuận tiện vừa góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng cũng góp phần hỗ trợ chính quyền địa
phương trong việc thu hút tài năng cho bộ máy quản lý nhà nước của địa phương.
Ngược lại, các địa phương còn nhều khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa vừa không có khả năng đào tạo tại chỗ, vừa có môi trường sống và làm việc kém hấp dẫn sẽ khó thu hút được công chức giỏi, thậm chí nếu có cử người đi học thì việc thu hút những người đó quay trở về phục vụ địa phương cũng có thể có những khó khăn nhất định
Thói quen, tập quán, văn hóa của người dân địa phương cũng ảnh hưởng đến
chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Ở các địa phương có trình độ phát triển
cao, những thói quen, tập quán lạc hậu sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ, thay vào đó là các
thói quen, tập quán tiến bộ hơn, phù hợp với đời sống của một xã hội hiện đạị Còn ở các địa phương nghèo, còn nhiều khó khăn, văn hóa kém phát triển, còn nhiều tập tục, thói quen lạc hậu sẽ gây những khó khăn cho công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trong thực thi công việc.
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công chức quản lý kinh
tế cấp tỉnh mong muốn. Nếu trình độ dân trí quá thấp, sẽ khó có thể áp dụng các
2.1.3.4. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của công nghệ thông tin
Điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương có tác động đến quá trình phát triển của
công chức nói chung và công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh nói riêng. Những địa
phương có điều kiện địa hình khó khăn hay ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số ít người hoặc những địa phương hay gặp các thảm họa về thiên nhiên như
lũ lụt, động đất,... sẽ khó khăn trong việc thu hút được công chức có trình độ cao về
làm việc. Ngược lại những địa phương vùng đồng bằng, có nhiều thuận lợi về giao
thông, kinh tế - xã hội phát triển sẽ có nhiều thế mạnh trong việc thu hút các công chức có trình độ về làm việc.
Công nghệ thông tin là một trong những ứng dụng quan trọng, hiệu quả trong
quản lý xã hội, ngày nay sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động rất nhiều
đến đời sống, xã hội và mọi mặt của các địa phương. Ngày nay, những ứng dụng của
công nghệ thông tin đã trở thành công cụ để công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh sử
dụng trong công việc và đang mang lại hiệu quả. Nói chung, những đổi mới của
phương pháp điều hành, quản lý nếu có sự áp dụng những thành tựu của khoa học
công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh trong thực thi nhiệm vụ sẽ được nâng lên. Thực tế, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đang là một nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam.
2.1.3.5. Môi trường làm việc của công chức
Môi trường làm việc ở đây bàn đến bầu không khí tâm lý nơi làm việc của công chức và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc của công chức.
Đối với các địa phương khác nhau có những điều kiện, môi trường làm việc khác nhau có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của công chức khác nhaụ Các địa phương có ngân sách lớn thì có điều kiện để đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ
công việc cho công chức, khi đó chất lượng công việc của công chức sẽ tốt hơn.
Ngược lại, những địa phương do điều kiện ngân sách hạn hẹp, điều kiện kinh tế khó
khăn nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hạn chế có thể ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc của công chức. Trong lĩnh vực quản lý kinh
tế, công chức phải làm việc trong môi trường nói chung có sự phức tạp, đa dạng về
thông tin, công chức có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng phức tạp khác nhau, điều kiện và môi trường kinh tế cũng thường xuyên biến động… và tất cả các nhân tố này cũng
có thể ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh bởi chúng có thể dẫn đến các trạng thái hài lòng hay sự căng thẳng trong công việc của công chức và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Môi trường làm việc của công chức có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức (thể hiện qua hiệu quả công việc) và cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp, tức ảnh hưởng đến từng cá nhân công chức và qua đó ảnh hưởng đến những yếu tố thuộc bản thân từng công chức, ví dụ như sự hài lòng với công việc có thể làm cho công chức có ý thức, trách nhiệm hơn với công việc…).
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh được thể hiện ở Sơ đồ 2.1.
Sơđồ 2.1. Mô hình các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng công chức quản lý
kinh tế cấp tỉnh Nguồn: NCS tự tổng hợp. Chính sách Nhà nước về công chức (chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng , đãi ngộđối với công chức quản lý kinh tế...) Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của công nghệ thông tin (khả năng thu hút công chức; khả
năng ứng dụng năng ứng dụng CNTT vào công việc…)
Môi trường làm việc của công chức (bầu không khí tâm lý nơi làm việc, các điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc…) Các nhân tố thuộc về bản thân từng công chức: năng lực, kiến thức chuyên môn, ý thức, trách nhiệm của công chức, sự hài lòng với công việc… Trình độ phát triển kinh tế - xã hội (yêu cầu công việc, nguồn cung cấp công chức, thói quen, tập quán, văn hóa, trình độ dân trí của người dân địa phương..
Chất lượng công chức quản lý kinh tế