Thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 91)

đồng bằng sông Hồng

3.3.1. Cht lượng công chc qun lý kinh tế cp tnh theo nhóm tiêu chí v

Th lc

Như trình bày trong chương 2 của luận án, tiêu chí đánh giá về Thể lực được cụ thể hoá thành hai nội dung là sức khoẻ và độ tuổi (Tiêu chí 1)

* Về sức khoẻ

Theo số liệu của Sở Nội vụ các địa phương tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng

tính đến hết năm 2019 cho thấy, hầu hết công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh của các

tỉnh đồng bằng sông Hồng đủ sức khỏe để công tác. Tại các đơn vị điều tra khảo sát

chỉ có một số trường hợp công chức mắc bệnh cần chữa trị dài ngày, sau khi được

* Vềđộ tuổi

Cũng theo số liệu của Sở Nội vụ các địa phương tại các tỉnh đồng bằng sông

Hồng tính đến hết năm 2019, tình hình phân bố số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng theo độ tuổi được thể hiện ở bảng 3.4:

- Số lượng công chức từ 30 tuổi trở xuống là 273 người, chiếm tỷ lệ 8,65%. Đội ngũ công chức trẻ này nhìn chung năng động, sáng tạo, nhiệt tình, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật tuy nhiên có hạn chế là thiếu kinh nghiệm công tác.

Bảng 3.4. Số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng

sông Hồng phân theo độ tuổi năm 2019

ĐVT: Người Tỉnh Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 Tổng số Bắc Ninh 17 131 123 66 337 Nam Định 47 143 98 65 353 Ninh Bình 39 125 89 52 305 Thái Bình 46 121 113 60 340 Quảng Ninh 34 189 179 68 470 Hà Nam 29 168 104 70 371 Hưng Yên 20 126 75 64 285 Hải Dương 36 162 102 84 384 Vĩnh Phúc 5 121 120 63 309 Tổng số 273 1268 1003 592 3154 Tỉ lệ (%) 8,65 40,2 31,8 19,35 100

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

- Số lượng công chức từ 31 đến 40 tuổi chiếm đa số trong tổng số công chức

quản lý kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Hồng với số lượng cụ thể là 1.268 người,

chiếm 40,2% tổng số công chức quản lý kinh tế.

- Số lượng công chức từ 41 đến 50 tuổi là 1.003 người, chiếm tỷ lệ 31,8% trong tổng số công chức quản lý kinh tế.

- Số lượng công chức từ 51 đến 60 là là 592 người, chiếm tỷ lệ 19,35%.

- Công chức lãnh đạo như các giám đốc sở, ban ngành và tương đương đều độ tuổi khá cao và đa phần nằm trong nhóm tuổi từ 51-60 tuổị

Dựa trên tổng hợp số liệu về độ tuổi so với yêu cầu công việc của công chức

quản lý kinh tế cấp tỉnh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy cơ cấu này là hợp lý, có thể coi là “cơ cấu vàng” đối với đội ngũ công chức do độ tuổi và kinh nghiệm công tác của đa số công chức nằm trong nhóm 31-50 (chiếm gần 73%).

Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì cơ cấu này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý kinh tế tại các tỉnh này bởi với tuổi trung bình của công chức hiện khá cao trong khi với quy định chặt chẽ về biên chế và xu hướng tinh giản biên chế trong 10-20 năm tới sẽ có thể có có tình trạng một số lượng khá lớn công chức đến tuổi nghỉ hưu cùng lúc, khi đó sẽ có thể xảy ra tình trạng nếu thực hiện tuyển

dụng mới công chức đồng loạt thì số công chức mới tuyển dụng này đa số sẽ thiếu

kinh nghiệm công tác và có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Hình 3.2. Cơ cấu công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng phân theo độ tuổi, năm 2019 (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

Kết quả khảo sát thực tiễn công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng

bằng sông Hồng cho Tiêu chí 1 với câu hỏi “Tôi có đủ sức khỏe và trong độ tuổi để

3.3.2. Cht lượng công chc qun lý kinh tế cp tnh theo nhóm tiêu chí v

Trí lc

Việc đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng theo nhóm tiêu chí về Trí lực được cụ thể hoá thành Tiêu chí 2: Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn; Tiêu chí 3: Năng lực công tác chuyên môn; Tiêu chí 4: Kết quả thực hiện công việc.

3.3.2.1. Tiêu chí trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn

* Về trình độ học vấn

Theo số liệu của Sở Nội vụ các tỉnh đồng bằng sông Hồng tính đến hết năm

2019, trình độ học vấn của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng ngày càng được nâng caọ Số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có trình độ đào tạo từ thạc sĩ trở lên tăng dần theo từng năm. Năm 2015 có 28 tiến sĩ, 864 thạc sĩ và đến năm 2018 có 36 tiến sĩ, 1.102 thạc sĩ; năm 2019 có 40 tiến sĩ và 1.302 thạc sĩ,

cùng với đó là sự giảm xuống của số công chức quản lý kinh tế có trình độ cao đẳng

trở xuống. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức của các tỉnh giai đoạn

2015-2019 như sau:

Bảng 3.5. Số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở các tỉnh đồng bằng

sông Hồng phân theo trình độ học vấn (giai đoạn 2015 - 2019)

ĐVT: Người STT Trình độ học vấn 2015 2016 2017 2018 2019 1 Tiến sĩ 28 30 31 36 40 2 Thạc sĩ 864 973 1.073 1102 1.095 3 Đại học 1.571 1.712 1.792 1847 1.904 4 Cao đẳng 452 299 165 83 29 5 Trung cấp 128 85 69 64 56 6 Sơ cấp 46 38 34 31 30 Tổng số 3089 3107 3133 3127 3154

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

Tính toán từ số liệu của Sở Nội vụ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tại thời điểm năm 2019, đa số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

đều có trình độ đại học trở lên (96,36%), tỉ lệ công chức có trình độ thạc sĩ cũng ở mức cao (34,72%), tuy vậy vẫn còn một số lượng rất nhỏ công chức có trình độ từ cao đẳng trở xuống (3,64%).

Hình 3.3. Cơ cấu công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng phân theo trình độ học vấn, năm 2019

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

Số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh của các tỉnh đồng bằng sông Hồng

hiện nay hầu hết có trình độ là đại học trở lên và đáng chú ý là đa số trưởng, phó

phòng ban chuyên môn thuộc cấp tỉnh đều có trình độ thạc sĩ trở lên. Tuy nhiên, nếu tính mặt bằng chung toàn khu vực, trình độ học vấn của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh khá cao nhưng có tình trạng không đồng đều giữa các tỉnh. Trình độ học vấn của

công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Ninh đồng đều và cao hơn so với

một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên.

Mặc dù trình độ học vấn không phải là yếu tố duy nhất hay yếu tố mang tính

quyết định, nhưng không phủ nhận việc có được trình độ học vấn cao sẽ giúp công

chức có được sự hiểu biết và có khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, đồng thời có thể vận dụng tốt hơn các kiến thức trong quá trình quản lý kinh tế tại địa phương.

Bảng 3.6. Số lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng

sông Hồng phân theo trình độ học vấn, năm 2019

ĐVT: Người Tỉnh/thành phố Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tổng số Bắc Ninh 6 135 187 1 7 1 337 Nam Định 3 110 216 5 7 12 353 Ninh Bình 4 125 166 2 6 2 305 Thái Bình 6 81 240 2 5 6 340 Quảng Ninh 7 261 197 1 3 1 470 Hà Nam 6 59 278 14 10 4 371 Hưng Yên 2 62 211 1 7 2 285 Hải Dương 4 111 258 2 8 1 384 Vĩnh Phúc 2 151 151 1 3 1 309 Tổng số 40 1.095 1904 29 56 30 3.154

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

Một điểm đáng chú ý là số công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng có trình độ từ thạc sỹ trở lên có xu hướng ngày càng gia tăng. Ví dụ tại tỉnh Bắc Ninh, theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (2020) tại thời điểm 31/12/2019, ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh có lãnh đạo sở gồm 4 người thì 3 người có trình độ thạc sĩ; tại văn phòng sở có 16 công chức có trình độ thạc sỹ và 07 công chức có trình độ đại học; tại Chi cục quản lý đất đai có 12 công chức thì

có 10 công chức có trình độ thạc sĩ; tại Chi cục Bảo vệ môi trường có 11 công chức thì

có 10 công chức có trình độ thạc sĩ còn tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

trong số 04 lãnh đạo sở có 02 lãnh đạo có trình độ tiến sĩ và 02 lãnh đạo có trình độ

thạc sỹ; bộ phận thanh tra sở có 4 công chức có trình độ thạc sỹ; phòng tổ chức hành

chính có 05 công chức trình độ thạc sỹ trong khi có 02 công chức trình độ đại học;

phòng kế hoạch – tài chính có 100% công chức có trình độ thạc sỹ; phòng khoa học -

học; tại Chi cục phát triển nông thôn có 12 công chức thì 08 công chức có trình độ thạc sỹ; tại Chi cục chăn nuôi thú y có 12 công chức là thạc sỹ và 01 công chức còn ở trình độ trung cấp; tại Chi cục thuỷ lợi, Chi cục kiểm lâm, Chi cục thuỷ sản, Chi cục trồng

trọt và bảo vệ thực vật thì tỷ lệ công chức có trình độ thạc sỹ và trình độ đại học là

tương đương nhaụ

Đối với một số vị trí việc làm tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp

tỉnh chỉ cần đáp ứng yêu cầu có trình độ đại học và có chứng chỉ quản lý nhà nước

ngạch chuyên viên là có thể đủ để đảm nhiệm công việc bởi chức năng, nhiệm vụ của họ chủ yếu là chấp hành và thực hiện các quy định của pháp luật ở địa phương vì vậy công chức cũng không cần phải có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên, ở một số bộ phận đòi hỏi kiến thức tổng hợp, chuyên sâu hơn về kỹ thuật như các bộ phận quản lý lĩnh vực

bảo vệ môi trường; đo đạc bản đồ và viễn thám; nước - khoáng sản, khí tượng thuỷ

văn và biến đổi khí hậu ở Sở Tài nguyên môi trường hay các bộ phận quản lý về thuỷ lợi, kiểm lâm, thuỷ sản, trồng trọt và bảo vệ thực vật ở Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn hay các bộ phận nghiên cứu chính sách của địa phương thì việc công chức

tham gia học tập ở bậc thạc sĩ đúng ngành hoặc khác ngành nhưng có liên quan trực

tiếp tới công tác chuyên môn là cần thiết bởi qua học tập, nghiên cứu, các công chức ở các bộ phận này được trang bị thêm những kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc, không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt và vận dụng đúng các quy định của pháp luật.

* Về kiến thức chuyên môn

Theo số liệu thống kê của Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020) về trình độ chuyên môn của công chức các tỉnh đồng bằng sông Hồng được đào tạo ở trình độ đại học, cao đẳng, sau đại học của công chức cho thấy, đa số các công chức đều có chuyên môn về kinh tế và quản lý kinh tế nói chung. Tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng còn có một bộ phận công chức được đào tạo chuyên môn sâu về các lĩnh vực kỹ thuật, luật, mô trường... Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tại các tỉnh này đánh giá đa số các công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở các tỉnh này có chuyên môn phù hợp với vị trí công việc hiện tạị Tuy nhiên, với một số lượng công chức đang làm nhiệm vụ quản lý kinh tế mới chỉ được đào tạo về hành chính nhà nước, văn thư lưu trữ và các chuyên ngành khác chắc chắn sẽ có

những ảnh hưởng đến kết quả thực thi công vụ. Năm 2019, số công chức này là 222

Bảng 3.7. Thống kê đánh giá chuyên môn được đào tạo của công chức

quản lý kinh tếở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 – 2019

ĐVT: Người STT chuyên môn Trình độ N2015 ăm 2016 Năm N2017 ăm N2018 ăm N2019 ăm 1 Quản lý kinh tế 781 809 784 796 882 2 Kinh tế 1.523 1510 1543 1604 1577 3 Tài chính - Kế toán 467 474 495 470 473 4 Hành chính 242 246 238 214 179 5 Khác 76 68 73 43 43 Tổng số 3.089 3.107 3.133 3.127 3.154

Nguồn: Tổng hợp từ Sở Nội vụ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc (2020); Bộ Nội vụ (2020).

Có điểm đáng chú ý là ở một số cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số lĩnh vực chuyên ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về kỹ thuật như ở Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

thì ngành/chuyên ngành được đào tạo của các công chức khá đa dạng, trong đó bao

gồm các ngành và chuyên ngành chuyên sâu về kỹ thuật, hơn nữa ngành/chuyên ngành đào tạo của một số công chức đang làm việc ở các cơ quan này ở bậc đại học và sau đại học có thể khác nhau nhưng ít nhất 01 ngành/chuyên ngành liên quan trực tiếp đến lĩnh vực công tác.

Tại tỉnh Bắc Ninh, theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (2020) tại thời điểm 31/12/2019, tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh có lãnh đạo sở gồm 4 người thì 3 người có trình độ thạc sĩ, 1 người có trình độ đại học được đào tạo ở các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và pháp lý. Tại văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trong tổng số công chức thực hiện công tác chuyên môn quản lý nhà nước chuyên ngành có 07 công chức có trình độ đại học và 16 công chức có trình độ thạc sỹ; 09 chuyên viên chính và 14 chuyên viên. Chánh văn phòng sở và các phó văn phòng đều có trình độ thạc sĩ ở các ngành nông nghiệp, quản lý kinh tế,

quản lý đất đaị Bộ phận thanh tra sở gồm 4 người thì chánh thanh tra sở có trình độ

đại học ngành luật; phó thanh tra sở có trình độ thạc sĩ chuyên ngành khoa học môi

trường và quản lý đất đai; các thanh tra viên có trình độ đại học ngành kinh tế nông

nghiệp. Phòng tài chính - kế hoạch có trưởng phòng tốt nghiệp đại học ngành kế toán, phó phòng tốt nghiệp thạc sỹ ngành kinh tế nông nghiệp. Phòng đo đạc bản đồ và viễn

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)