Bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 81 - 84)

2.2. Kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước về nâng cao chất

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Những thành công trong việc nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế

cấp tỉnh của thành phố của Đà Nẵng và Thái Nguyên cho thấy những kinh nghiệm

quan trọng mà các tỉnh đồng bằng sông Hồng có thể tham khảo, vận dụng để nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh. Các bài học đó là:

+ Phải làm tốt ngay từ khâu tuyển mộ, tuyển chọn đầu vào công chức, có chính

sách hấp dẫn để tuyển được các ứng viên bên ngoài có trình độ, năng lực phù hợp,

đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn để tuyển dụng bên trong và các vị trí

chủ chốt sao cho đúng người, đúng việc. Thực hiện tốt việc tuyển dụng công chức

thông qua thi tuyển công khai sẽ tạo sự công bằng và tạo điều kiện cho mọi người có

cơ hội cạnh tranh một cách nghiêm túc. Đây là một trong những giải pháp giúp lựa

chọn được các công chức có chất lượng. Tiếp theo là bố trí sắp xếp hợp lý công chức sau tuyển dụng. Bố trí đúng người, đúng việc chính là để công chức có thể phát huy

hết khả năng, sở trường làm việc, đồng thời cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng. Ngoài

ra, việc mạnh dạn tinh giản, đào thải những công chức năng lực yếu, thay thế những

người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; tăng cường cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát công chức và công tác cán bộ là cần thiết để nâng cao chất lượng công chức.

+ Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng công chức quản lý

kinh tế. Tình hình kinh tế thường xuyên có những thay đổi đòi hỏi công chức phải

thường xuyên cập nhật kiến thức mới, đồng thời phải thích nghi kịp với sự thay đổi

của nền kinh tế. Do vậy, công chức quản lý kinh tế phải là những người được đào tạo cơ bản trong nhà trường đặc biệt trong các lĩnh vực về kinh tế, pháp luật…, đồng thời phải được đào tạo, bồi dưỡng thêm sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế để hình thành những tố chất cần thiết của một công chức. Vì

vậy, các địa phương cần có giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và đào tạo lại công chức theo quy hoạch, theo chức danh và coi đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược công chức giai đoạn mới của tỉnh. Đồng thời, phải huy động được mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh.

+ Xây dựng tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm cụ thể cho từng công việc. Tiêu chuẩn chức danh việc làm là cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng công chức và

thực hiện công việc của công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, là chuẩn mực để công

chức quản lý kinh tế ở các tỉnh phấn đấu, rèn luyện.

+ Nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát, khen thưởng đối với công

chức; thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc với các tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện công chức có chất lượng tốt để đề bạt, trọng

dụng, đặc biệt phải cho thuyên chuyển, thôi chức, nghỉ việc đối với những người

không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Nói chung, thực hiện tốt công tác đánh giá công

chức sẽ là căn cứ để thực hiện công tác tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội

ngũ công chức và thực hiện chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với công chức cấp

tỉnh một cách thực chất hơn, hiệu quả hơn.

+ Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên

của công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh. Cải cách chế độ đãi ngộ bảo

Tóm tắt nội dung chương 2

Trong chương 2, NCS đã trình bày làm rõ khái niệm về công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh, đồng thời xác định các tiêu chí và thước đo đánh giá chất lượng công chức

quản lý kinh tế cấp tỉnh bao gồm (i) Thể lực (Tiêu chí 1. Sức khoẻ, độ tuổi); (ii) Trí

lực (Tiêu chí 2. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn; Tiêu chí 3. Năng lực công tác chuyên môn; Tiêu chí 4. Kết quả thực hiện công việc); (iii) Tâm lực (Tiêu chí 5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Tiêu chí 6. Thái độ làm việc); và (iv) Hiệu quả công việc (Tiêu chí 7 - Hiệu quả công việc của công chức).

Trong chương 2, luận án cũng đã trình bày kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, cụ thể là Thái Nguyên và Đà Nẵng trong việc nâng cao chất lượng công chức nói chung, công chức quản lý kinh tế nói riêng từ đó rút ra một số bài học kinh

nghiệm cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn

được trình bày trong chương 2 là căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong nội dung chương 3 của luận án.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP TỈNH TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)