Quan điểm, mục tiêu về nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế tạ

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 135 - 136)

4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và những yêu cầu đặt ra với chất lượng công chức

4.1.3. Quan điểm, mục tiêu về nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế tạ

ti các tnh đồng bng sông Hng đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2045

4.1.3.1. Quan điểm

- Nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế tại các tỉnh đồng bằng sông

Hồng cần được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được tiến hành một

cách thường xuyên, khoa học và hiệu quả. Thực hiện quan điểm này cũng là sự cụ thể

hoá Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

- Nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng phải được xác định là một công tác trọng tâm của cả hệ thống chính trị và trực tiếp là của các cấp uỷ, của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp tỉnh. Điều này có nghĩa là nhiệm vụ nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp tỉnh mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

- Nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh hướng đến “chuẩn

hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo”. Trong các nội dung cụ thể của nâng cao chất

lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng cần đặc

biệt chú ý đến tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Tiêu chuẩn đối với công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông

Hồng phải đảm bảo: “có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển đất nước”, “chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu công vụ trong quá trình hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước giàu mạnh”.

- Việc nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng phải được thực hiện một cách có kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo thay thế dần, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách hợp lý, đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, phải căn cứ vào điều kiện và khả năng thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và được “đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”

4.1.3.2. Mục tiêu

Căn cứ vào chủ trương nêu ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, mục tiêu của việc nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng

sông Hồng đến năm 2030 là nhằm đảm bảo công chức quản lý kinh tế ở các cơ quan

quản lý nhà nước ở cấp tỉnh “có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Mục tiêu đến năm 2030: công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh có tính chuyên

nghiệp, có chất lượng cao, ngang tầm nhiệm vụ. Công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có đủ kỹ năng, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ. Cụ thể hơn, tất cả các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh (bao gồm: Tiêu chí 1. Sức khoẻ, độ tuổi; Tiêu chí 2. Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn; Tiêu chí 3. Năng lực công tác chuyên môn; Tiêu chí 4. Kết quả thực hiện công việc; Tiêu chí 5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Tiêu chí 6. Thái độ làm việc; Tiêu chí 7. Hiệu quả công việc) với cá nhân từng công chức và cả đội ngũ công chức được đánh giá đạt mức tốt trở lên.

Chỉ tiêu về nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 là:

- 100% công chức được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,

kỹ năng công tác, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ.

- Từ 25 - 35% công chức đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Trang 135 - 136)