Những nhân tố ảnh hưởng đến KSC Ngânsách Nhà nướcqua Khoa bạc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 35 - 38)

Nhà nước

Do nhận thức được tầm quan trọng của NSNN và chi tiêu NSNN trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, nên ngay từ đầu vấn đề quản lý và điều hành NSNN luôn luôn được đặt ra như một nhiệm vụ cơ bản nhưng có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng của Chính phủ. Nhằm thực hiện thật tốt nhiệm vụ này cần phải cân nhắc và xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KSC NSNN qua KBNN. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KSC NSNN, nhưng có một số nhân tố cơ bản như sau:

2.3.1 Các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý, cấp phát, thanh toán và kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước

Các vấn đề đề pháp lý liên quan đến quản lý, cấp phát, thanh toán và kiểm soát các khoản chi NSNN tập trung vào một số nội dung cơ bản sau

a) Các quy định về tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.

Định mức, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng để lập dự toán chi tiêu, là cơ sở thiết yếu quan trọng để KBNN thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN.

Tiêu chuẩn, định mức không hợp lý, không sao sát với nội dung chi NSNN thì việc hợp lý hoá về những khoản lãng phí đương nhiên là sẽ xảy ra do đó sẽ gây khó khăn cho việc KSC của KBNN, KSC không còn ý nghĩa nữa.

28

Nội dung cơ bản của chế độ phân cấp quản lý NSNN là việc phân cấp nguồn thu, khoản chi và tỷ lệ phân bổ các khoản thu cho NSNN TW và địa phương.

Đây là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện chức năng là “trạm kiểm gác cuối cùng” trong việc cấp phát vốn NSNN.

c) Các quy định về phương thức cấp phát, thanh toán kinh phí.

Sự lựa chọn phương pháp cấp phát kinh phí đồng nghĩa với việc xác định nhiệm vụ kiểm soát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi NSNN. Với một phương pháp cấp phát hợp lý, nó tăng tính chủ động chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN và giảm thời gian, công sức của các cơ quan quản lý tham gia vào quá trình cấp phát và nó làm giảm các thủ tục không cần thiết.

Ví dụ điển hình là phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí còn có nhiều hạn chế, thiếu sót như cấp phát qua nhiều khâu mà thực chất là nhiều cấp quản lý ngân sách ( NSTW thường có từ 4-5 cấp quản lý kinh phí ngân sách) và trong thực tế thường có hiện tượng ban phát ân huệ và tất nhiên thiếu khách quan trong việc xem xét phân bổ kinh phí cho các đối tượng sử dụng kinh phí. Đây chính là kẽ hở để đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không chú trọng nâng cao chất lượng dự toán chương trình. Họ không từ một thủ đoạn nào để làm sao rút được càng nhiều kinh phí càng có lợi cho họ. Và do đó, khi kiểm soát KBNN phát hiện ra có khi phân phối hạn mức kinh phí lớn hơn dự toán được duyệt, phải điều chỉnh nhiều lần, KBNN không thực hiện chi trả được. d) Các quy định về hệ thống kế toán NSNN.

Kế toán tham gia vào toàn bộ tiến trình ngân sách như vậy có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thi hành và kiểm soát NSNN.

Quá trình sử dụng công quỹ được chi phối bởi những điều khoản pháp luật và được thể chế hoá bằng những thủ tục, chỉ tiêu và KSC tiêu chặt chẽ, nhưng nếu không có một hệ thống sổ sách kế toán hoàn hảo thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo kế toán đầy đủ, rõ ràng trung thực tất cả những giao dịch tài chính tiền tệ của

29

Chính phủ thì KBNN khó mà phát hiện được sự sai lầm về những khoản phí được cấp phát hay quản lý công quỹ thiếu phân minh, trung thực.

Những kế toán viên và kiểm soát viên ngân sách dùng những dữ kiện tin tức này để ấn định sự hợp pháp và thích đáng của những chỉ tiêu và sự trả tiền từ quỹ NSNN, sau đó lập ra báo cáo về sự thi hành ngân sách của từng cơ quan, có cơ sở để nhận xét, đánh giá những chương trình công tác đã thực hiện, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng.

e) Các quy định về tục chi và quá trình KSC NSNN tại KBNN.

Đây chính là cơ sở pháp lý để KBNN tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình KSC NSNN. Với thủ tục chi NSNN rườm rà, phức tạp sẽ gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát, giảm thời gian, tiến độ cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN.

2.3.2 Yếu tố chủ quan từ Kho bạc Nhà nước

Các tiêu chuẩn, định mức, các quy định thể chế pháp luật là căn cứ để KBNN thực hiện KSC NSNN. Còn chất lượng KSC như thế nào còn phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan của KBNN như:

- Trình độ, năng lực, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ thực hiện trong khâu KSC NSNN.

- Hệ thống các chương trình tin học ứng dụng và hệ thống các trang thiết bị khác…

2.3.3 Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến quy trình thực hiện KSC Ngân sách Nhà nước

Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến quy trình thực hiện KSC NSNN là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác KSC NSNN qua KBNN. Bởi lẽ, một hệ thống tổ chức KSC NSNN sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu không phân định và xác lập quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn thực hiện KSC NSNN một cách rõ ràng minh bạch. Dù rằng các thủ tục, thể lệ chi tiêu đã được pháp chế hoá đầy đủ và cụ thể cho từng loại chi nhưng tự nó sẽ không mang lại kết quả mong muốn nếu cơ quan thi

30

hành không tự ý thức chịu trách nhiệm về những quyết định có liên quan cũng như sự phối hợp giữa họ lỏng lẻo.

2.3.4 Các nhân tố khác

KSC NSNN là một quá trình phức tạp, ngoài các nhân tố trên nó còn chịu tác động của các nhân tố khác như: tình hình KT-XH của địa phương, định hướng phát triển KT-XH…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)