4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác KSC Ngânsách Nhà nướcqua Kho
4.2.5 Đẩy mạnh việc thống nhất đầu mối kiểmsoát các khoảnchi Ngânsách
Trong thời gian qua, việc tổ chức công tác KSC NSNN trong hệ thống KBNN chưa được tập trung vào một đầu mối mà được phân công cho 2 bộ phận để thực hiện (phòng, bộ phận KSC thực hiện KSC vốn đầu tư; phòng, bộ phận kế toán thực hiện KSC các khoản chi thường xuyên). Với mô hình tổ chức công tác KSC NSNN như trên mặc dù tương đối phù hợp với đặc thù hoạt động của hệ thống KBNN trong giai đoạn vừa qua, nhưng vẫn có những tồn tại, hạn chế nhất định như: Chưa thật sự tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN, đặc biệt là đối với trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách được giao cả dự toán chi thường xuyên, chi đầu tư và những trường hợp chương trình, dự án được giao cả vốn đầu tư và kinh phí thường xuyên; chưa đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa nghiệp vụ KSC và nghiệp vụ kế toán…Để khắc phục những hạn chế này, ngày 10/7/2017, Tổng Giám đốc KBNN đã ban hành Quyết định số 3219/QĐ-KBNN về việc phê duyệt Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN”, đồng thời hoàn
81
thiện và ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất KSC NSNN qua KBNN theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/9/2017 của Tổng Giám đốc KBNN. Đây được coi là một đề án có tính cấp thiết và có thể nâng cao khả năng KSC NSNN qua hệ thống KBNN, bởi thông qua thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2015 đến 2017 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong hoạt động giao dịch, thanh toán các khoản chi NSNN với KBNN, các đơn vị, khách hàng chỉ gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến một công chức làm nhiệm vụ KSC của KBNN nơi đơn vị mở tài khoản (bao gồm cả hồ sơ chi đầu tư và chi thường xuyên) theo đúng quy định “một cửa, một giao dịch viên”; đồng thời nhận lại kết quả từ chính công chức KSC đó khi nộp hồ sơ. Đồng thời, việc luân chuyển chứng từ chi NSNN trong nội bộ KBNN (giữa KSC và kế toán) được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống TABMIS, nên có sự kiểm soát, giám sát của Lãnh đạo đơn vị KBNN, đảm bảo việc xử lý hồ sơ, chứng từ được nhanh, kịp thời; nhiều khoản chi, nhất là các khoản chi thường xuyên, chi an sinh xã hội, chi bằng tiền mặt, v,v... theo đề nghị của đơn vị đã được xử lý ngay trong ngày.Việc tập trung nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi NSNN vào một đầu mối theo nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên”, tạo thuận lợi cho khách hàng - đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời là cơ sở thuận lợi cho KBNN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng; góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hồ sơ, chứng từ KSC bằng cách giảm bớt và lồng ghép một số hồ sơ, chứng từ có cùng chỉ tiêu về chi thường xuyên và chi đầu tư thành một chứng từ, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi để KBNN triển khai dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi toàn quốc, tiến tới thực hiện KSC điện tử theo đúng tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ chi NSNN tại hệ thống KBNN. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện thống nhất các đầu mối KSC này nhằm đạt được hiệu quả KSC NSNN qua KBNN cao hơn nữa.
82