Lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước Tri Tôn tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 46 - 48)

3.1 Khái quát chung về Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – tỉnh AnGiang

3.1.1 Lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước Tri Tôn tỉnh AnGiang

Trước những bức xúc trong việc tập trung, quản lý và sử dụng ngân khố gây khó khăn trong việc điều hành và thực thi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ năm 1986, ban lãnh đạo tỉnh An Giang đã có ý định phải thành lập "ngân hàng của địa phương". Đây là một cơ quan quản lý quỹ ngân sách của địa phương để chủ động trong việc thu - chi ngân sách, không bị phụ thuộc vào ngân hàng. Với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao của cả ban lãnh đạo tỉnh và cán bộ Sở Tài chính An Giang, ngày 10/04/1989, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ra Quyết định số 69-QĐ/UB về việc thành lập Chi cục Ngân khố Nhà nước thuộc Sở Tài chính An Giang. Ngày 01/07/1989, hệ thống ngân khố An Giang hình thành theo Quyết định số 120-UB/QĐ ngày 08/06/1989 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang. Để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống cơ quan này, Tỉnh ủy và ban lãnh đạo Ngân hàng và Tài chính An Giang quyết định cho bộ phận Kho bạc hoạt động thử nghiệm trong 9 tháng. Trong thời gian này, "tổ chuẩn bị" phải tiến hành công tác nhân sự (ban đầu, chủ yếu lấy những cán bộ bên tài chính và thuế chuyển sang), xây dựng cơ sở vật chất, tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cơ chế vận hành, xây dựng một hệ thống những quy định, cơ chế hoạt động của ngân khố: Cơ chế về khoán biên chế nhân sự, cơ chế thanh toán, quy chế chấp hành ngân sách qua sử dụng ngân khố, đến những quy định về định mức, thưởng, phạt trong việc thực hiện kế hoạch công việc.

Tuy mới ra đời lại là mô hình thử nghiệm đầu tiên trong cả nước, song sự ra đời này là phù hợp quy luật, đáp ứng được nhu cầu thực tế, được các ngành các cấp ủng hộ, với các nhiệm vụ chủ yếu sau: Quản lý ngân quỹ Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; quản lý tiền gửi của các đơn vị dự toán và tiền gửi vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tổ chức hệ thống kho quỹ quản lý tiền mặt,

39

kim khi quý, đá quý, ngoại tệ. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán kho bạc và tổ chức công tác vốn NSNN trên địa bàn. Tổ chức hoạt động tín dụng và dịch vụ tiền tệ. Giám sát việc chấp hành quỹ NSNN của các cơ quan, đơn vị, đoàm thể. Từ chối cấp phát những khoản chi sai chế độ, xử phạt các đơn vị vi phạm kỷ luật tài chính. Hệ thống ngân khố An Giang được hình thành bao gồm:

Ở cấp tỉnh, có Chi cục ngân khố hoạt động độc lập (do 01 Phó giám đốc sở Tài chính làm Chi cục trưởng), gồm có 05 phòng nghiệp vụ: Hành chính – Tổ chức, Kế hoạch – Thanh tra, Kế toán, Tín dụng Nhà nước, Kho quỹ.

Ở cấp huyện có 11 Chi nhánh Ngân khố trực thuộc, trong đó có Chi nhánh Ngân khố huyện Tri Tôn; Hiện nay, trụ sở đóng tại 90 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang với số lượng công chức là 13 người (Ban giám đốc 02 người) trong đó nam 06 người, nữ 07 người; có 1 chi bộ trực thuộc huyện ủy Tri Tôn, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sinh hoạt tại địa phương- là điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới. Trong 9 tháng đầu thử nghiệm thực hiện thu ngân sách được tập trung nhanh hơn, các khoản chi ngân sách được đáp ứng kịp thời. Thông tin về thu, chi ngân sách các cấp được thông tin đầy đủ, độ tin cậy cao, làm cơ sở để tỉnh điều hành ngân sách. Trên cơ sở thử nghiệm thành công tại An Giang, Ngày 21/3/1990. Bộ trưởng Tài chính ra quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB về việc thần lập hệ thống Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 04/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ký quyết định số 07/HĐBT “V/v chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ tài chính và thành lập Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính” để thực hiện nhiệm vụ này. Từ ngày 01 tháng 04 năm 1990 hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính đã được ra đời và chính thức đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước.

40

Thực tế hoạt động của KBNN thời gian qua đã khẳng định việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, việc thành lập và sự ra đời của hệ thống KBNN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với công cuộc cải tổ nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)