Công cụ sử dụng trong KSC Ngânsách Nhà nướctại Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 61 - 66)

3.3 Thực trạng công tác KSC Ngânsách Nhà nướctại Kho bạc Nhà nước

3.3.3 Công cụ sử dụng trong KSC Ngânsách Nhà nướctại Kho bạc Nhà

Tôn

Hiện nay, để thực hiện KSC NSNN, KBNN Tri Tôn đang thực hiện quy trình KSC như sau: (kèm theo Phụ lục)

3.3.3 Công cụ sử dụng trong KSC Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn huyện Tri Tôn

Để thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN, KBNN huyện Tri Tôn đang sử dụng một số công cụ kiểm soát như sau:

Một là, mục lục ngân sách. Đây là công cụ vô cùng quan trong trong không chỉ quản lý và điều hành NSNN mà còn quan trọng đối với công tác KSC của KBNN. Chính vì vậy, để KSC hiệu quả, KBNN Tri Tôn đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng NSNN hạch toán thu, chi NSNN theo đúng mục lục NSNN do Bộ Tài chính ban hành.

Hai là, dự toán chi NSNN. Đây là công cụ quan trọng và là cơ sở, căn cứ cho KBNN Tri Tôn kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật. Xét trên góc độ quản lý, số chi ngân sách được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của các cơ quan chức năng về quản lý NSNN với các đơn vị sử dụng ngân sách. Tất cả các khoản chi ngân sách qua KBNN đều phải được thực hiện trên cơ sở tồn quỹ ngân sách, hoặc kinh phí hoạt động của đơn vị tại KBNN, số dư dự toán được duyệt theo mã chương, mã ngành, mã nguồn kinh phí tại KBNN thời điểm thanh toán còn đủ số dư, và các điều kiện KSC khác có liên quan.

54

Hiện nay, việc kiểm soát dự toán chi NSNN tại KBNN Tri Tôn cũng được ứng dụng các CNTT hiện đại nhằm kiểm soát tình hình sử dụng dự toán ngân sách và việc nhập phân bổ dự toán vào chương trình quản lý của KBNN được tiến hành một cách có hệ thống, từ trên xuống thông qua chương trình quản lý NSNN và KBNN (TABMIS), số liệu dự toán được quản lý tập trung tại KBNN Trung ương. Tuy nhiên, trong hoạt động này tại KBNN Tri Tôn vẫn tồn tại hạn chế đó là việc kiểm soát chấp hành dự toán chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách lại được tiến hành một cách thủ công, đây là một hạn chế không nhỏ trong KSC ngân sách theo dự toán. Bên cạnh đó, việc KSC ngân sách theo dự toán tại KBNN mới dừng lại ở kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm, việc kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên trung hạn, trong khuôn khổ ngân sách trung hạn là việc chưa thực hiện được. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tri Tôn, chất lượng dự toán của các đơn vị còn thấp, dự toán luôn lập không sát với thực tiễn do vậy, thường xuyên phải điều chỉnh dự toán, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác KSC của KBNN Tri Tôn.

Ba là, định mức sử dụng ngân sách, định mức sử dụng ngân sách là một công cụ quan trọng, làm cơ sở cho KBNN căn cứ để kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành dự toán ngân sách của các đơn sử dụng ngân sách thường đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tiễn tại KBNN Tri Tôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi kiểm soát việc chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định bởi định mức này, nhất là định mức chi thường xuyên xây dựng chưa phù hợp, chưa sát với thực tiễn hoặc một số khoản chi chưa có quy định về tiêu chuẩn định mức nên KBNN không có căn cứ để chi. Tồn tại nhiều nhất, có lẽ phải kể đến định mức sử dụng NSNN quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp có thu còn có những bất cập, các quy chế chi tiêu nội bộ này được xây dựng chưa đáp ứng đúng yêu cầu quy định cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

Bốn là, hóa đơn, chứng từ chi ngân sách. Hóa đơn, chứng từ đối với từng khoản chi cũng là một công cụ quan trọng trong KSC ngân sách qua KBNN, loại hình công cụ

55

này được quy định tại Luật NSNN. Để quản lý NSNN, nhà nước đã ban hành hệ thống các mẫu biểu hóa đơn, chứng từ, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Mỗi loại hóa đơn, chứng từ đều được quy định cụ thể, được thiết kế theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác quản lý.

Năm là, hồ sơ thanh toán chi ngân sách. Đây là yêu cầu cực kỳ quan trọng trong việc KSC NSNN của KBNN. Trong hồ sơ này, quan trọng nhất là hợp đồng kinh tế mua bán tài sản công. Hồ sơ này phải chuyển về KBNN Tri Tôn để thực hiện kiểm soát, khi thanh toán khoản chi.

Sáu là, chứng từ giao dịch chi ngân sách với KBNN. Các loại chứng từ này được Bộ Tài chính quy định cụ thể về mẫu biểu, được thiết kế theo những tiêu thức riêng phục vụ công tác quản lý ngân sách, hình thức mẫu biểu phù hợp với tính chất của từng giao dịch và yêu cầu kiểm soát của KBNN. Trong giai đoạn hiện nay, do yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính nên các chứng từ giao dịch chi ngân sách với KBNN không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, tích hợp nhiều yếu tố kiểm soát trên một mẫu biểu chứng từ, nhằm giảm thiểu số mẫu biểu về chứng từ giao dịch với KBNN, đồng thời phù hợp với chương trình quản lý tích hợp NSNN và KBNN (TABMIS) của KBNN nói chung.

Bảy là, công cụ, phương tiện thanh toán. KSC ngân sách thường xuyên của KBNN gắn liền với việc tổ chức công tác thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Công cụ thanh toán được KBNN sử dụng trong KSC ngân sách trên hai phương diện, đó là phương thức cấp phát chi ngân sách và hình thức thanh toán.

+ Về phương thức cấp phát, đối với những khoản chi đã hoàn thành và có đủ các điều kiện thanh toán theo quy định, được KBNN Tri Tôn cấp phát theo phương thức “cấp thanh toán” (còn gọi là thực chi ngân sách thường xuyên); Đối với những khoản chi chưa hoàn thành hoặc chưa đủ điều kiện thanh toán, được KBNN cấp phát theo phương thức “cấp tạm ứng” (còn gọi là chi tạm ứng ngân sách thường xuyên), mức tạm ứng tùy theo quy định đối với từng khoản chi, sau khi khoản chi

56

hoàn thành và đủ điều kiện thanh toán, KBNN thực hiện chuyển từ “cấp tạm ứng” sang “cấp thanh toán” cho đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên.

+ Về hình thức thanh toán, vẫn bao gồm thanh toán trực tiếp (còn được gọi chuyển khoản hoặc là thanh toán không dùng tiền mặt) và thanh toán gián tiếp (còn được gọi là thanh toán bằng tiền mặt).

+ Về phương tiện, kỹ thuật được áp dụng trong thanh toán chi ngân sách qua KBNN Tri Tôn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Từ năm 2006 trở về trước, các hình thức thanh toán chi ngân sách thường xuyên trực tiếp chủ yếu là áp dụng kỹ thuật thủ công hoặc bán thủ công Từ năm 2007 đến nay, phương tiện, kỹ thuật thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, cơ bản việc thanh toán chi trả các khoản chi ngân sách thường xuyên được áp dụng hình thức thanh toán điện tử qua hệ thống mạng máy tính, như: - Thanh toán liên kho bạc giữa các đơn vị trong hệ thống KBNN (kể cả trong tỉnh và ngoài tỉnh).

- Thanh toán liên ngân hàng (do ngân hàng nhà nước trên địa bàn tỉnh chủ trì). - Thanh toán song phương qua ngân hàng, nơi KBNN mở tài khoản. Nhìn chung, các hình thức thanh toán hiện nay và phương tiện kỹ thuật điện tử đang được áp dụng tại KBNN Tri Tôn đã đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán chi ngân sách qua KBNN.

Tám là, cam kết chi, đây là công cụ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để KSC NSNN, Tại Việt Nam nói chung, công cụ này tuy mới được áp dụng những cũng đã khá thành công và trở thành một công cụ quan trọng cho các KBNN KSC NSNN.

Chín là, kế toán nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN; Trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN Tri Tôn, kế toán nhà nước đứng ở vị trí trung tâm,

57

là nghiệp vụ có tính chất xương sống của KBNN. Công cụ Kế toán nhà nước là một trong những công cụ quản lý quan trọng trong KSC ngân sách qua KBNN Tri Tôn. Thông qua Kế toán nhà nước, các khoản chi ngân sách được quản lý chặt chẽ và có hệ thống theo quyết định phê duyệt quyết toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mười là, hệ thống thông tin, tin học hiện đại, đây là một trợ thủ đắc lực trong hoạt động của KBNN nói chung và trong nhiệm vụ KSC NSNN nói riêng. Do vậy, tại KBNN hệ thống này luôn được đầu tư, củng cố hiện đại hóa. Công cụ tin học đã được KBNN Tri Tôn đặc biệt coi trọng trong quản lý, KSC ngân sách nói riêng và quản lý các hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung. Hiện nay, tại KBNN Tri Tôn đang sử dụng các ứng dụng tin học trong: kiểm soát phân bổ dự toán và chấp hành dự toán được duyệt; kiểm soát cam kết chi; theo dõi quản lý các khoản chi theo từng phương thức cấp phát và hình thức thanh toán; đối chiếu số liệu và tổng hợp các báo cáo có liên quan đến chi ngân xuyên tại KBNN. Tuy nhiên, các ứng dụng tin học hiện nay trong việc KSC ngân sách của KBNN còn một số vấn đề bất cập, như:

- Chưa hỗ trợ việc kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký tại KBNN;

- Chưa hỗ trợ việc kiểm soát dự toán chi tiết của từng đơn vị sử dụng ngân sách. - Chưa hỗ trợ kiểm soát các tiêu chuẩn, định mức chi.

- Chưa hỗ trợ kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi ngân sách.

- Chưa hỗ trợ các ứng dụng dịch vụ thông tin, tin học tự động, thông báo (tin nhắn) cho đơn vị sử dụng ngân sách (chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền) một cách tức thời về khoản chi dự toán ngân sách của đơn vị đã được KBNN chấp nhận thanh toán...

58

3.3.4 Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện KSC Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)