Pháttriển hệ thống thông tin quản lý Ngânsách Nhà nướclàm cơ sở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 86 - 88)

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác KSC Ngânsách Nhà nướcqua Kho

4.2.4 Pháttriển hệ thống thông tin quản lý Ngânsách Nhà nướclàm cơ sở

Trước đây, tại nước ta nói chung và tại hầu hết các địa phương trong đó có tỉnh An Giang, công tác phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính chủ yếu giao cho các đơn vị riêng rẽ, mà không chú ý đến các dòng lưu chuyển thông tin hết sức quan trọng giữa các bộ phận trong hệ thống và giữa hệ thống với bên ngoài. Kết quả là, các thông tin manh mún, phân tán về mặt công nghệ và hoạt động chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Kết quả cuối cùng là sự không đồng bộ, không thống nhất và không chính xác về các dữ liệu tài khóa, thiếu minh bạch và giảm khả năng kiểm soát. Chính phủ đã bắt đầu khởi động việc hiện đại hóa các hệ thống quản lý Kho bạc và Ngân sách cốt lõi của mình. Nhìn từ góc độ thể chế, do thiếu một hệ thống kế toán chung nên đã dẫn đến các báo cáo tài chính không thống nhất, gây khó khăn cho việc so sánh. Hiện tại, đang song song tồn tại 3 hệ thống thông tin quản lý tài chính trong các cơ quan tài chính, trong Kho bạc nhà nước và trong các đơn vị sử dụng ngân sách. Việc thiếu một hệ thống ngân sách hợp nhất và tích hợp đã khiến cho công tác giám sát thu và chi ngân sách trở nên khó khăn, dẫn đến đánh giá sai lệch về tình hình tài khóa, có thể gây ra các hệ quả đe dọa sự ổn định tài khóa. Thiếu hệ thống hợp nhất và tích hợp còn làm cho công tác đánh giá quá trình phân bổ ngân sách nói chung và phân bổ ngân sách cho xóa đói giảm nghèo nói riêng trở nên khó thực hiện và tương tự, việc so sánh giữa kế hoạch ngân sách và kết quả thực hiện ngân sách cũng trở nên khó khăn. Đây còn là một trở ngại cho việc thực hiện thành công phân cấp và trao quyền tự chủ.

Do vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tài chính công như hiện nay, đồng thời để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý NSNN, đặc biệt là công tác KSC NSNN qua KBNN nói chung cần đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin

79

quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS viết tắt từ tiếng Anh: Treasury and Budget Management Information System) vào hoạt động quản lý tài chính công của huyện. Mục tiêu của TABMIS nhằm hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia. Đây là một hệ thống có phạm vi triển khai rộng và có ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy của một số đơn vị trong hệ thống tài chính. Các chức năng và quy trình trong TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực quốc tế như: mô hình kho bạc tham khảo do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng và khuyến cáo các quốc gia đang phát triển chuyển đổi áp dụng; bên cạnh đó, hệ thống TABMIS được xây dựng dựa trên phần mềm có sẵn, được chuẩn hóa cho mô hình khu vực công, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Về bản chất, có thể hiểu TABMIS là hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp, hệ thống kế toán máy tính, thực hiện ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung tại Trung ương, có khả năng cung cấp thông tin, dữ liệu về toàn bộ tình hình thực hiện ngân sách ở các cấp, các bộ, các ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua KBNN; có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác như: lập ngân sách, quản lý thu thuế, quản lý nợ, thanh toán với ngân hàng. Hệ thống TABMIS được xây dựng, triển khai trong toàn hệ thống KBNN, cơ quan tài chính các cấp, có khả năng kết nối với các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp, hỗ trợ tốt công tác chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách của các cấp chính quyền, TABMIS cũng hướng đến kết nối với các đơn vị sử dụng NSNN và tiến tới thống nhất kế toán nhà nước, nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước, mở rộng các dịch vụ điện tử phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và công dân.

Là một công cụ quản lý, TABMIS hỗ trợ cho các đơn vị tham gia nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo đảm tin học hóa toàn bộ các quy trình nghiệp vụ. Cụ thể, đối với hệ thống KBNN, TABMIS hỗ trợ lập báo cáo tài chính thu, chi NSNN; báo cáo quản trị theo nhiều tiêu thức phục vụ cho yêu cầu

80

quản lý, điều hành NSNN trên cơ sở kết hợp các phân đoạn của kế toán đồ và sử dụng công cụ lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, TABMIS cũng cung cấp thông tin nhanh, chính xác về tình hình thực hiện NSNN ở mọi thời điểm; đảm bảo sự đồng bộ về dữ liệu thu, chi ngân sách giữa KBNN và các cơ quan tài chính, thuế, hải quan. Cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung, giảm thiểu việc trùng lặp nhập thông tin thanh toán đầu vào giữa KBNN và cơ quan tài chính; đảm bảo khả năng thanh toán tại mọi thời điểm thông qua các phương tiện, công cụ dự báo nhu cầu chi tiêu cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đối với cơ quan tài chính các cấp, có thể trực tiếp khai thác báo cáo thu, chi ngân sách từ hệ thống thay vì phải trông chờ vào cơ quan KBNN như hiện nay; quản lý được dự toán ở tất cả các cấp doTABMIS sẽ hỗ trợ việc phân bổ dự toán ngân sách, cập nhật dự toán ngân sách, giải ngân các khoản dự trữ ngân sách và lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo; cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công tác thống kê, phân tích và dự báo.

4.2.5 Đẩy mạnh việc thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác KSC ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước huyện tri ôn tỉnh an giang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)